Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2008

Người hành khách chuyến tàu 7 giờ sáng

Năm đó tôi vừa dọn về thành phố Sunnyvale, thành phố của ngành kĩ nghệ thông tin, và đặc biệt cũng là nhà của mạng Yahoo! mà đa số chúng ta bấm vào mỗi ngày ít nhất 1 lần . Tuy ở Sunnyvale, nhưng tôi lại phải di chuyễn gần 1 tiếng đồng hồ để đến nơi làm việc ở San Francisco. Công việc của tôi là lập trình cho một bộ phận thuộc chi nhánh của Lycos nằm hơi gần trung tâm Metreon. Vì nhà cửa ở SF mắc mỏ và vì để tìm những khoảng trống yên tịnh, nên tôi quyết định tạm cư ở Sunnyvale, và mỗi ngày theo chuyến tàu sớm để vào thành phố.

Vì đã quen với nếp sống cũ ở miền Đông, thế nên mỗi sáng tôi đều có mặt ở trạm caltrain nằm trên đường Evelyn vào trước 7 giờ sáng, đó là giờ chuyến tàu 210 sẽ chạy ngang qua. Từ Sunnyvale đến SF, tàu sẽ dừng chân ở 8 trạm, mỗi trạm khoảng 3-5 phút, để đón hành khách trước khi dừng chân ở trạm cuối cùng ở đường số 3, là trạm của tôi. Sau đó tôi sẽ đi bộ băng qua thêm một ngã tư . Tổng cộng cuộc hành trình kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ .

Tôi thường chọn ngồi ở những khoang tàu nằm cuối. Vào giờ ấy thì những khoang tàu còn rất vắng. Hành khách chỉ vài ba người. Có người ngồi uống cà phê đọc báo. Có người ngồi gật gù dỗ tiếp giấc ngủ còn đang dỡ dang. Cũng như sắc thái của những thành phố mà đoàn tàu đi qua mỗi ngày, hành khách của nó cũng thuộc đủ mọi thành phần, hoàn cảnh và sắc tộc. Có người tôi gặp thường xuyên mỗi ngày. Có người tôi chỉ gặp một lần rồi không bao giờ gặp lại nữa. Có ông Mỹ trắng nhìn oai phong bệ vệ trong bộ áo và nơ cài cổ và chiếc cặp da đắt tiền. Có ông mỹ da màu râu ria quần áo xộc xệch, cả chiếc mũ đội đầu cũng rách bươm. Có những anh Mễ đi với nhau từng tốp 2, 3 người. Có lẽ họ cũng đến một điểm nào đó để ngồi đấy đợi xem có ai đến thuê làm những việc cực nhọc tay chân như số đông di dân Mễ tôi thường thấy ở những góc đường.

Một hôm, xuất hiện 1 người hành khách Á đông tuổi trạc 25-26, mặc áo chiếc áo gió màu xanh lá cây rộng thùng thình và trên đầu đội chiếc mũ nĩ có hai vành tai phủ xuống mớ tóc bù xù dài đến vai. Sau khi mọi người ổn định chổ ngồi, anh ta bước đến ngồi xuống dãy ghế cạnh tôi. Câu đầu tiên anh ta hỏi tôi là:

- Vietnamese?

Rồi anh ta chỉ cái pin đeo trên chiếc túi đeo vai bằng vải dù của tôi. Cái pin bằng kim loại màu vàng có cái logo mang hai chữ "Việt Nam" viết theo kiểu chử italic. Tôi cười và gật đầu. Anh ta hỏi tiếp:

- Giỏ này chị mua ở Việt Nam à, xinh nhề.

Tôi lắc đầu:

- Giỏ này không phải ở VN. Cái pin này tôi mua ở Santa Cruz.

Thấy anh ta có vẽ quyến luyến cái pin, tôi cho anh ta biết chổ tôi đã mua, rồi sau đó nhanh chóng kết thúc cuộc đối thoại để trở lại tờ báo tôi đang đọc dỡ. Có lẽ một phần vì cá tính khép kín, một phần do ảnh hưởng của văn hóa Mỹ, tôi ít khi thích trò chuyện với những người lạ mặt. Có những người tôi gặp hàng ngày, ngồi cùng 1 toa tàu, và cùng chung một hàng ghế, nhưng chúng tôi vẫn mạnh ai chú tâm vào chuyện người đó. Ở xã hội này tuy là đời sống bận rộn theo guồng máy văn hóa quảng cáo và thương mại và nó đòi hỏi sự giao tiếp cao, nhưng con người đến với nhau chỉ trong một mức giới hạn và ở một phạm vi nhất định.  Bạn sẽ khó có khi nào bắt gặp 2 ông ngồi bàn chuyện quốc sự hoặc là 2 bà ngồi than thở chuyện chồng con gia cảnh trên toa tàu.  Mọi người lẳng lặng trong thế giới của riêng họ cũng là một cách để tôn trọng thế giới riêng tư của người khác.

Nhưng khoảng yên lặng đó không giữ được bao lâu. Anh chàng ngáp dài vài cái rồi quay qua ngó vào tờ báo tôi đang đọc và hỏi:

- Ngày nào chị cũng đu tàu này à?

Tôi bật cười với câu hỏi của anh ta. Chữ "đu" tàu tôi chưa nghe bao giờ. Tôi gật đầu. Anh ta hỏi tiếp:

- Chị sang đây lâu chưa?

Xem bộ anh ta rất thích được nói chuyện và không thể ngồi yên một chổ. Và cũng xem bộ anh làm cho tôi để ý đến cách anh dùng từ ngữ của anh hơn. Tôi trả lời và hỏi lại:

- Chưa lâu lắm, vài ba năm thôi. Còn anh?

Anh ta bắt đầu được dịp nói:

- Mình qua được 2 năm. Trước giờ làm ở dưới này. Hôm nọ có người quen giới thiệu ở cái nhà hàng xyz ở San Mateo. Hôm nay là ngày đầu tiên.

Rồi anh cứ tiếp tục nói thao thao nhiều điều nữa. Có lẽ anh thuộc loại người rất thích bày tỏ và rất thích giao tiếp. Tôi ừ hử rồi lại dán mắt vào tờ báo.  Nếu là một người bình thường khác thì họ sẽ không nói chuyện với tôi nữa vì cảm thấy bị xúc phạm bởi cữ chỉ mất lịch sự của tôi. Nhưng anh ta ngưng một chút, rồi dán mắt vào tờ báo và hỏi tôi:

- Chị đang đọc gì đấy?

- Đọc báo đại loại vậy thôi.

- Chị hay nhỉ!

Tôi súyt bật cười với lời nhận xét của anh. Bình thường có lẽ tôi sẽ nghĩ anh đang mĩa mai tôi. Nhưng khuôn mặt anh trông ngơ ngơ. Có lẽ anh nghĩ tôi hay thật sự. Tôi quyết định quay qua tiếp chuyện anh như 1 sự tỏ lòng cảm ơn.

- Hay cái gì?

- Thì chị đọc tiếng Mỹ đấy.

À. Tôi định chọc anh là tôi chỉ coi hình thôi chứ tôi đâu có đọc. Nhưng bây giờ tôi mới bắt đầu thấy ở anh có những điều gì đó rất chân thật từ cách nói chuyện hơi cộc cộc . Điều thứ nhất là anh chắc chắn lớn hơn hoặc bằng tuổi tôi. Vã lại nhìn mặt tôi cũng non choẹt, thế mà anh gọi tôi bằng "chị" đó là một phép lịch sự mà tôi ít khi gặp. Điều thứ hai là anh nói giọng bắc rất đặc. Cái giọng bắc y như của họ hàng bên phía mẹ tôi di cư vào nam sau này. Điều tôi thắc mắc là anh đến Mỹ theo trường hợp nào?  Nhưng ý nghĩ đó chỉ thoáng qua đầu và tôi cũng chẳng hỏi anh.  Tôi không thích hỏi người khác bất cứ câu hỏi nào thuộc phạm vi đời tư của họ, vì tôi không muốn phải trả lời họ về đời tư của tôi.  Điểm đặc biệt ở anh là cũng cùng những câu hỏi và cách nói chuyện tới tấp ấy, nhưng sự quấy rầy của anh rất vô tư khiến dần dà tôi không còn cảm giác bị quấy rầy nữa . Lâu lâu anh hỏi tôi một câu, tôi trả lời và hỏi lại, và thế là anh nói tràng giang đại hải.

Anh nói về đời sống của anh.  Anh đang ở thuê phòng với 2 vợ chồng đã lớn tuổi. Mỗi tháng anh trả tiền nhà 3 trăm USD.  Thỉnh thoảng họ nấu nướng vài món gì đó và cho anh ăn chung. Còn đa số anh ăn ở nhà hàng nơi anh làm phụ bếp. Hai năm ở Mỹ, anh đã làm qua rất nhiều nhà hàng và chợ thực phẩm Á Đông.

- Làm ở quầy thịt nguy hiểm lắm chị ạ. Cưa thịt mà không khéo mất tay như chơi ấy. Cái vết này cũng là chiến tích đây.

Vừa nói anh vừa giơ vết sẹo ở bắp tay cho tôi coi.  Tôi rùng mình và nghĩ đến những chiếc máy cưa hoặc những con dao phay mà tôi nhìn thấy ở những gian hàng thịt.

- Vậy làm nhà hàng có khoẻ hơn không?

- Cũng không hẳn là khỏe hơn. Nhưng nghề nào có cái khốn của nghề đấy, phải cực thì mới có tiền.

Rồi câu chuyện của anh kéo dài ngày này qua ngày khác. Ngày nào tôi không đi làm thì hôm sau anh kể chuyện tới tấp có lẽ để bù cho những ngày anh không được dịp nói. Anh nói đủ thứ chuyện trên đời và chẳng chuyện nào giống chuyện nào. Đôi khi chỉ là chuyện kinh tế và thời tiết. Đôi khi có những người thanh niên cỡ tuổi anh ăn mặc lịch sự đang bấm điện thoại hoặc đang dán mắt trên chiếc vi tính xách tay, anh nhìn họ với vẽ ngưỡng mộ. Đôi khi toa tàu băng ngang qua những bãi rác chứa những xác xe máy cũ hoặc vật dụng để recycled, anh chép miệng:

- Xác xe nhiều quá nhề.

Câu nói đó được lập đi lập lại như thể "bao giờ đến lượt tôi liệng một cái xác xe cũ vào trong ấy nhề!"

Một hôm anh lấy trong túi ra một cái bánh giò gói lá. Lấy con dao ra xẽ đôi, anh đưa tôi một nữa.

- Này, ăn đi. Ngon lắm.

Lời mời của anh như một mệnh lệnh chắc nịch. Tôi hơi bỡ ngỡ vì sự hiếu khách của anh. Cảm giác cũng giống như ngày xưa khi tôi mới nhập học ở Mỹ, tôi đã rất bỡ ngỡ vì sự hiện diện rõ rệt của "chủ nghĩa cá nhân" trong cách giao tế của nền văn hóa này, ví dụ như khi ngồi chung với một đám bạn học cùng lớp, mạnh đứa nào đứa nấy lôi ra thức ăn vặt của mình và ăn vô tư không cần phải mời người khác.  Rồi tôi cũng trưởng thành và cảm thấy rất thoải mái được sống trong nền văn hóa ấy, nền văn hóa không quan trọng chuyện chia xẽ, vì đôi khi sự mời mọc cũng có khả năng làm phiền người khác. Huống gì hai người chúng tôi chỉ là bạn đồng hành gặp nhau trên tàu và không mấy thân nhau. Trong cuộc sống mấy ai tin tưởng nhau để tiếp nhận ở nơi nhau một sự tử tế nào đó nhỉ? Nhưng dường như anh không màng về điều đó. Có lẽ anh chưa quen với nền văn hóa này, hoặc có lẽ anh vẫn giữ một đức tính mà từ lâu tôi đã quên mất, đó là đức tính hiếu khách của một loại người dân quê ở VN mà tôi cũng đã từng xuất phát từ nơi ấy.

Có những ngày mưa lâm râm. Mưa lấp phất bay trên những đường rầy. Mưa phủ những cột điện, những hàng cây, con phố. Mưa tạt trên cửa kính những hình ảnh nhạt nhòa. Anh khoanh tay trở nên trầm tư:

- Hôm nay chắc nhà hàng vắng khách hơn đấy.

Rồi anh quay qua tôi và quảng cáo:

- Hôm nào rảnh chị ghé qua ăn. Nhà hàng có món bê nướng vĩ ngon lắm đấy . Cuối tuần chị đến thì hơi đông khách.

- Vậy anh làm nguyên tuần hả?

- Hầu như là vậy. Với lại ở nhà cũng chẳng làm gì.

- Sao anh không đi học đi?

Tôi tưởng câu gợi ý bất thình lình này sẽ nhận được cái lắc đầu, hoặc tiếng thở dài, kế theo sau là 1 loạt những lý do khó khăn anh ta sẽ đưa ra. Nhưng không.  Anh trả lời một cách tự nhiên:

- Chị nói có lý.

Rồi anh ghé mắt nhìn vào máy tính với những dòng syntaxes của tôi và hỏi:

- Mình muốn đi học nhưng không biết bắt đầu từ đâu?

- Anh có bằng tốt nghiệp trung học không?

- Không.

- Vay thì anh phải thi đậu bằng GED, cái này thay thế cho bằng trung học.

Anh mượn tôi cây viết và ghi xuống cặn kẽ những điều cần phải làm. Tôi chỉ anh đến thư viện thành phố để mượn tài liệu.   Rồi anh nhờ tôi mua dùm anh cuốn tự điển Anh-Việt.  Tôi không biết chổ mua, nên cho anh mượn tạm cuốn tự điển màu vàng khổ nhỏ của soạn giả Nguyễn văn khôn. Đây là cuốn tự điển của bố tôi nhờ người quen gởi cho tôi bao nhiêu năm rồi . Cuốn này có lẻ ra đời từ mấy chục năm trước mà rất nhiều từ vựng không được cập nhật hóa . Thấy anh sốt sắng thì tôi chỉ giúp vậy thôi, chứ trong lòng tôi không hoàn toàn tin là anh sẽ chú tâm vào chuyện học.  Từ trường học bước ra trường đời chỉ là 1 bước nhỏ, như từ trường đời trở vào trường học quả là núi đồi gập ghềnh không mấy ai có được sự quyết tâm và bền chí đó .

Ngày qua ngày, chúng tôi vẫn chia chung 1 đoạn đường dài 30 phút từ Sunnyvale đến san Mateo.  Sự quấy rầy ban đầu của anh bổng chốc trở thành thói quen.  Cảm giác nó giống như có người mẹ hay càm ràm bên cạnh, nhưng khi vắng bà thì khoảng không gian bổng trở nên trống vắng.

Một hôm, anh không xuất hiện nữa.  Một ngày, hai ngày ... rồi một tháng, hai tháng, rồi nữa năm.   Dần dà tôi cũng quên mất hẳn anh.   Có một lần cuối tuần ghé qua San Mateo chơi, tôi tò mò tìm đến nhà hàng nơi anh làm việc để ăn thử món bê nướng vĩ xem có ngon như lời anh quảng cáo không, đồng thời xem anh đã ra thế nào.  Lúc tôi đến địa chỉ ở trên góc đường ấy, tòa nhà đã bị niêm phong với những bức tường ố những vết cháy đen và những khung cửa kính bị bễ .  Nơi đây như vừa xảy ra 1 trận hỏa hoạn đã làm hủy hại nguyên toà nhà 2 tầng.   Tôi chợt hiểu nguyên nhân tại sao anh không còn đón tàu nữa .

Khoảng chừng 1 tháng sau, bất ngờ anh lại xuất hiện trên tàu. Lần này trông anh bụi như 1 cậu học trò với 1 chiếc cặp trên vai và vài cuốn sách trên tay.  Cũng cái mũ có hai cái tai chụp và cái áo gió rộng thùng thình. Anh nói anh trở lại để báo cho tôi biết rằng, anh đã thi đậu GED và đang bắt đầu vào chương trình đại học.  Anh gởi lại tôi cuốn tự điển cũ màu vàng.  Anh cũng móc trong túi ra 1 chiếc máy tính nhỏ hình chử nhật rồi lắc lắc và khoe:

- Mình mới tậu được cái này oách lắm.

Rồi anh bấm một từ Anh Ngữ vào và nhấn nút.   Lập tức có tiếng phụ nữ phát ra phiên âm đúng chử ấy kèm theo nghĩa tiếng Việt.   Đó là cuốn tự điển điện tử.

- Mình học bằng cái này nhanh lắm chị ạ .

Cặp mắt anh sáng lên chăm chú vào máy như 1 đứa trẻ đang háo hức chơi game.  Tôi thầm cảm phục ý chí của anh.   Chỉ trong vòng mấy tháng, anh đã như một người khác.

- Vậy anh tính học về ngành gì?

- Mình chưa xác định.   Nhưng mình cũng thích học về ngành kĩ nghệ như đa số bây giờ. Tạm thời quan trọng nhất là học xong phần Anh ngữ, những lớp đọc, viết, rồi sau đó đến lớp toán, sinh, hóa để xong phần general requirements.   Rồi sau đó vào ngành.   Mình muốn học nhiều lắm chị ạ.

Tôi vừa xúc động vừa thán phục khả năng tiếp thu và tìm tòi của anh.  Chỉ trong vòng nữa năm mà anh đã tự thu thập được tất cả mọi thông tin cần thiết để trở thành một người học sinh với đầy đủ kế hoạch và hy vọng. Với ý chí và cái đà này, anh sẽ còn đi rất xa nữa...

Sau đó tôi đổi việc làm và mất hẳn liên lạc với anh.   Nhưng mỗi lần nghĩ về anh tôi lại cảm thấy có điều gì vô cùng ấm cúng và tràn đầy hy vọng.   Anh là hiện thân của ý chí phấn đấu và vươn lên.  Có lẻ bây giờ anh cũng đã tốt nghiệp 4 năm và đã có việc làm ổn định tương đương với những người hành khách áo quần chỉnh tề, tay mang cặp táp, cổ thắt cà vạt và chiếc điện thoại liên tục nháy đèn. Nước Mỹ là 1 vườn địa đàng của cơ hội dành cho những người biết nắm lấy nó, và Cali - Silicon Valley có những thành phố có thể biến hầu hết những ước mơ thành sự thật . Giấc mơ của những thế hệ Gen-X.

Pensee

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2008

Dòng xa lộ

Sáng nay có 1 tai nạn giao thông xảy ra trên đường xa lộ khiến cả hai bên đường xe cộ chật cứng ngắt. Nhìn dòng xe nhích từ từ khoảng 5m/hr tôi đoán là cở này phải ít nhất 1 tiếng đồng hồ mới ra khỏi đoạn kẹt xe. Biết như thế để chuẩn bị tinh thần. Vừa đạp thắng cho xe nhích từ từ, vừa lôi cái headsets trong giỏ ra để đeo vô tai, thì tôi xe đàng sau lưng tiếng còi vang "títttttttttt". Tôi vội ngó lên trước mặt thì 2-3 cái xe bên lanes bên cạnh đang chen qua trước mặt xe tôi. À, thì ra lane của tôi nhích nhanh hơn 1 chút và lợi dụng thời cơ đó, mấy chiếc xe bên cạnh tranh thủ rẽ qua để hầu mong tiến nhanh hơn về đích một chút. Trong khi đó chiếc xe đàng sau đang ra ý cảnh cáo tôi rằng "mày không mau lên để nó chen vào kìa. Đồ chậm như rùa."

Tôi cứ bình thản nghe nhạc và giữ nguyên phạm vi đường thẳng của mình mà tiến trong 1 vận tốc không thể nhanh hơn.

Cái xe vừa mới lách lên trước mặt tôi là chiếc corolla màu xanh lá cây. Đa số chủ nhân của nó là người Ấn Độ, nếu tôi đoán không lầm. Đàng sau xe có 2 cái bumper stickers, 1 cái đề "Baby on Board!", cái thứ 2 đề "My child is an honor student". What a proud parent! Tôi tự nhủ.

Khoảng chừng 2 phút sau, chiếc xe đỏ sau lưng xe tôi rồ máy phóng qua lane bên cạnh và vượt qua xe tôi. Chiếc xe xanh trước mặt thấy thế, cũng nhào qua không cần xi nhan. 2-3 chiếc xe trước tôi và ở lane bên kia cũng lao qua nhanh nhẹn trong tích tắc. Mỗi chiếc xe có mổi kiểu và mỗi năm chế tạo khác nhau. Có chiếc trắng tinh mới cáo đời 2009 mới bóc tem, và chủ nhân hẳn là một người rất yêu xe. Có chiếc cũ mèm và trên xe là những anh Mễ làm những việc lao động chân tay kèm theo những đồ nghề lũng cũng trong xe. Không biết những chiếc xe cũ này có bảo hiểm bao bọc hay không? Kế tiếp theo sau là chiếc porsche mui trần màu đen cũng đang rồ máy. Ngồi trong chiếc porsche là một ông tuổi trung niên. Ông đi đâu mà cũng phải vội nhỉ? Có lẽ ông đang trễ cuộc hẹn giao dịch đáng giá cả hàng chục triệu đô.

Trong khi đó, ở lane bên phải phía đàng sau lưng tôi, chiếc xe mini cooper màu xanh dương vẫn từ từ nhẫn nha nhích theo vận tốc dòng đường, cứ như là không có điều gì chờ đợi ở phía trước, để mặc những xe sau lưng bóp còi la ó hoặc phóng ga vượt qua mặt.

Dòng xa lộ là như thế. Nó có đầy đủ bối cảnh và tính chất như 1 dòng đời ghép lại.

Những người biết luồn lách len lỏi trong cuộc sống thì có thể về đích sớm hơn hoặc mãn nguyện hơn đối với họ. Không cứ gì người giàu, người nghèo cũng tranh đua. Những người dễ tính đạp thắng lại nhường đường cho những người khác lách qua, thì sẽ bị áp lực từ phía sau thúc đẩy và thậm chí quyền rủa là kẻ ngu ngơ chậm chạp.

Nhìn cách của một người di chuyễn trên đường có thể đoán biết được cá tính của người đó. Những người có cá tính xâm lăng và ích kĩ thì thích cắt ngang người khác, vì họ chỉ quan tâm đến mục đích và nơi đi tới của mình mà quên rằng trong một giờ đồng hồ kẹt xe này, rất có thể có bao nhiêu người cũng đang vội vàng đi đến nơi tiễn đưa, sân bay, phòng cấp cứu, phòng thi... etc... Những người có tính tình nóng nảy và thiếu kiên nhẫn thì sẽ dễ dàng bị căng thẳng và ức chế đưa đến những câu chửi rủa và những tiếng còi. Ngược lại, những người tà tà chậm rãi không hẳn là những kẻ dư thời gian. Họ cũng có những mối lo toan và những mục đích phải đến . Nhưng họ biết sống cho những giây phút hiện tại, bao gồm những điều như ý và bất như ý. Cuộc sống đôi khi cần phải đấu tranh, nhưng đôi khi cũng cần phải chậm rãi lại và biết phó thác cho sự tự nhiên.

Có lẻ khi chú ý quan tâm đến những bối cảnh giữa dòng đời đang bận rộn ngược xuôi để rồi hiểu rằng, tất cả tha nhân chúng ta điều đang song hành hướng về một nơi destination và ở đó sẽ không còn khái niệm gì về thời gian nữa. Khi đó, biết đâu chúng ta sẽ nhìn nhau và cười rũ rượi... "what did we try to rush for?" :D

Pensee

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2008

Giấc Mơ Clementine...




Khoảng 3-4 tuổi tôi bắt đầu đi nhà trẻ. Nhà trẻ của tôi là nhà trẻ bất hợp pháp (thời ấy không có lớp học tư nào là hợp pháp cả) do các nữ tu dòng Phao lô cũ đã về hưu dậy . Nhà dòng này sau 75 đã bị nhà nước giải tán và tịch thu hết tài sản gồm đất đai và trường học, chỉ để lại một khu nhà nhỏ này lại cho các sơ đã lớn tuổi ở và sinh hoạt. Nhà dòng được cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài bằng những bức tường cao có những giàn hoa leo phủ kín. Bên trong là một dẫy nhà được bao quanh bởi khu vườn mùa nào cũng có những luống hoa, rau quả và những giàn nho có trái nhỏ li ti. Ở chính giữa vườn là chiếc bồn nước có những bức tượng thiên thần nhỏ quì chung quanh và tượng đức Mẹ ở giữa đang chấp tay cầu nguyện . Không khí ở bên trong nhà dòng rất trang nghiêm, ngăn nắp và lặng lẽ . Các sơ sống ẩn mình hẳn bên trong thế giới ấy và rất ít khi tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Sinh hoạt thường ngày của họ là cầu nguyện, đọc sách, trồng hoa quả, thêu thùa may vá, và dậy học.

Lớp học bao gồm khoảng 6-7 đứa trẻ, con của những gia đình có máu mặt. Chử máu mặt ở đây phải hiểu theo nghĩa cực bóng, bởi vì họ chỉ đơn giản là những gia đình có mối quan hệ thân tín với nhà dòng từ lâu đời . Trong số 6-7 đứa trẻ ấy, tôi là đứa may mắn (hồi đó tôi không nghĩ là mình may mắn) được các sơ tận tình dậy dỗ từ buổi ban sơ cho đến tận sau này lớn lên các sơ vẫn tiếp tục dậy kèm cho đến ngày tôi đi vượt biên...

Thời đó, buổi sáng tôi phải đến trường từ rất sớm và sinh hoạt với các sơ cho đến tận chiều. Đến khi đi học ở trường công thì một buổi học trường, buổi còn lại ở nhà các sơ . Các giờ học được chia theo giờ giấc như sau: Cầu nguyện, hát nhạc, tập đàn, tập đọc, tập viết, và làm thủ công... Trong các giờ học ấy, tôi chỉ thích giờ ngủ trưa và sau đó là giờ thức dậy được các sơ đọc hoặc kể truyện cho nghe .

Tôi có cái tật từ nhỏ là khi các sơ dậy hát tôi hay cắt ngang lời sơ với những câu hỏi vớ vẫn như: mai bo ni lai âu vơ đi ô sân nghĩa là cái gì hả sơ? Sơ sẽ phải kiên nhẫn giải thích: "My bonnie lies over the ocean có nghĩa là....." và sơ sẽ phải kể một câu chuyện dân gian hay gì đó có liên quan đến xuất sứ của bài hát ấy. Tôi luôn luôn ấn tượng về những bài hát tiếng Anh và Pháp và những câu chuyện dân gian do các sơ kể . Nhiều bài hát hồi đó tôi chỉ nhớ lời chứ chẳng biết nó viết ra làm sao. Ví dụ như những bài tiếng Pháp như này: "À lu ét te ze tờ a lú et ... À lu et... " hoặc là "chìn gà bòng... đa bi nhong..." (thông cảm cho trí nhớ của tôi... trên 20 mấy năm rồi không hát lại.. )

Trong những bài hát thời ấy, Clementine lời Việt là bài tôi có nhiều ấn tượng nhất. Sơ kể về một xứ sở xa xôi ở một chân trời nào đó trên bản đồ thế giới, nơi ấy có những con suối lấp lánh đầy những hạt vàng kim loại, và những người dân di cư về đây sinh sống . Trong đám di dân ấy, có một gia đình có cô con gái chăn cừu xinh sắn với đôi môi đỏ và những lọn tóc óng vàng.

Giầy cao, ống mới ôm cổ chân dài
Giầy rất oai của Clementine

Sơ kể về nơi có những đôi giầy ống đủ màu sắc dành cho cả người lớn và cả trẻ em. Ở quê tôi lúc ấy chỉ có người lớn mới đi giầy cao ống, và họ chỉ mang nó để làm việc vào những ngày mưa dầm, và những đôi giày bằng cao su này chỉ có một màu đen duy nhất. Tôi cố hình dung đến những đôi giày cao ống đủ màu sắc nhỏ nhắn dành riêng cho trẻ em nó trông như thế nào, và tôi mơ ước có được một đôi màu xanh da trời để tôi có thể tha hồ che dù đi dọc dưới những con mương đầy nước dưới những cơn mưa .

Tôi về kể cho mẹ tôi nghe về những đôi giày màu sắc kì diệu này. Mẹ cười bảo với tôi rằng đó chỉ là chuyện cổ tích. Nhưng rồi một ngày nọ, mẹ đã biến một phần lớn chuyện cổ tích đó thành sự thật bằng cách đặt hàng một đôi "ủng" (giầy cao ống) bằng cao su cở nhỏ vừa chân tôi bằng một số lượng cà phê . Mẹ cười niềm vui đong đầy nơi ánh mắt khi mẹ bảo tôi ngồi xuống để mẹ xỏ thử từng chiếc giầy vào chân cho tôi. Mẹ lo xa mua đôi giầy lớn hơn chân tôi 1 cỡ để tôi có thể sử dụng chúng cho đến khi tôi lớn. Mẹ âu yếm vuốt đôi giầy và bảo rằng từ nay chân tôi sẽ không còn bị ghẻ lở vì những trận mưa dầm nữa. Tôi sung sướng hình dung mình đang là cô nàng Clementine .

Một trong những giờ học tôi chán nhất là đàn dương cầm. Trên thế giới có hai loại người có quan hệ với đàn dương cầm, một là người chơi đàn, hai là người không thích chơi đàn. Tôi sinh ra là loại người thứ hai. Trong khi người chị họ bằng tuổi tôi có thể đàn lưu loát các bài hát để trình diễn ở các buổi tiệc gia đình, và sau này là tay chơi đàn chính cho nhà thờ, thì tôi vẫn luôn luôn ở bực vỡ lòng và chỉ có thể chơi mỗi bài Ave Maria, và chẳng bao giờ đánh được một cách thành thạo lưu loát.

Tôi chỉ đam mê một môn duy nhất đó là vẽ tranh và tô màu. Tôi có thể ngồi hàng giờ và quên ăn quên ngủ để vẽ. Thời ấy giấy bút rất hiếm hoi. Bị cô giáo và các sơ mách về tội xé giấy tập để vẽ, bố tôi thường phải kiểm tra và sẽ phạt nếu cuốn tập 100 trang trở nên mõng dính chỉ còn lại 20 trang. Bố tôi cấm tôi không được vẽ bất cứ dưới một hình thức nào và chỉ muốn tôi chú ý học đàn . Có lẻ vì ông sợ cho tương lai của tôi hơn là sợ tốn giấy . Mẹ tôi thì có biện pháp rất khả thi và tích cực, đó là bà mua cho tôi một hộp phấn màu và bảo rằng: "Con tìm góc sân nào đó rồi vẽ. Vẽ xong rồi dội nước xóa đi thì bố không thấy."

Với hộp phấn màu, hàng ngày vào giờ rảnh tôi thường ra góc sân ngồi lặng lẻ vẽ một mình . Các sơ cũng tôn trọng sự tự do của tôi và hay đi qua đi lại để ngắm và đôi khi động viên bằng những lời khen nho nhỏ. Những hình ảnh mà sơ Gioan kể về đất nước của Clementine không ngừng ám ảnh và đưa sự tưởng tượng của tôi đến những nơi hoang dại nhất. Tôi vẽ Clementine mặc bộ âu phục đeo thắt lưng oai vệ cưỡi trên lưng ngựa đang vượt băng qua con suối . Tôi vẽ Clementine đội mũ rộng vành, mặc áo đầm hoa đang dắt bầy cừu ngang qua sườn đồi. Thậm chí tôi vẽ Clementine mặc quần jeans bó, áo thun bó, đeo ba lô trên lưng, tay cầm khẩu súng đang nhắm vào một con cọp khổng lồ... Mỗi ngày tôi có mỗi tưởng tượng về Clementine khác nhau và tôi ước mơ tôi chính là Clementine.

Trong những câu chuyện, sơ hoàn toàn không nhấn mạnh với chúng tôi về những đoạn u buồn:

Rồi em vấp ngã, chân nặng đôi giầy
Trượt xuống sông rồi Clementine

Trong kí ức của tôi, Clementine không chết. Clementine theo tôi lớn lên, vào đời và thôi thúc sự tò mò của tôi về quê hương của cô ấy, nơi có những con suối trong lấp lánh những thỏi vàng kim và có những người di dân với những bài hát đồng dao nhẹ nhàng mỗi buổi chiều tà bên ánh lửa, và nhất là, những đôi giầy cao ống đủ mọi màu sắc dành cho cả người lớn và trẻ em.

Ôi em yêu kiều, ôi em yêu kiều
Người yêu dấu hỡi Clementine!

Pensee


Sorry I disabled reader comments due to so many spams..

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2008

The bachelorette



Me and the girls went out Sat night for H girl's bachelorette. It has been almost 4-5 years since I last been to the club. First we met at a spa in Union square and had a nice massage. I picked Thai massage, but this was nothing compared to the one I got in Thailand in term of intensity. The masseur girl barely bended my body nor touch my muscles. She was about my size, and she seemed weak for a masseur. Throught out the entire session, she kept complementing how flexible my body was. Well, I wouldn't want to hear that. I would rather expect my quiet moments for a good massage with a nice retreat setting and facility that worth my $125. But I don't think this time was worth any of that.

Later on, we had dinner at an Asian Fusion. I am not a fan of fusion food for its price and its portion. The only times I would eat at those restaurants are get together dinners with my friends, the typical Asian girls who want fancy food but can't stay away from rice and fish sauce. :-) This time was not different. I ended up finished dinner with an empty stomach. I should had ordered more dishes but I had to go with the flow with the other girls, and I wasn't sure where they planned for desserts. They ordered some wines during the dinner courses, but I did not drink any. Drinking alcohol on an empty stomach is suicidal. Overall, we had cool chats and fun at dinner.

After dinner we headed straight to the club. I had expected some nice fancy bar or something, but this one was a small club with about 200 people room capacity and the crowds there were mostly 30 something years old. On the way to the club we passed by Ruby skye and there was a long line of 20 something college kids. It felt weird. It felt like we used to be them not long ago, and we had also waited in line like that with the same spirit and the same anticipation, and now here we are, walking in the opposite direction and glare at them in much more confidence like we know exactly what we are doing. It's weird to realize how much we have aged. The reality is like a cruel slap on the face when you see the looks on those young kids' eyes with a big question mark "what are these ladies doing, clubbing with us?" and our look on the face is like an exlamation "No, kids. We are heading to a more sophisticate bar with the classier musics and the more intellectural crowds." It definitely felt weird.

The club was almost full when we got there, and it was only 10PM. There was some band playing some light rock on the stage with a projector displaying some cool musical animation in the background. After about an hour, the band stopped playing live and they started DJ'ing musics. The girls had some drinks and started dancing to the hip hop. That was when the night began. I tried to manage consuming as minimum amount of alcohol as possible and succeeded with 2 drinks through out the entire evening. But not that I knew the alcohol was very strong.

We got back to the hotel at 2AM, about the time they closed everything for the day. The girls were hungry so we went back to the small shop down the street for a slice of pizza. Many night owls were also there so we had to wait in line, and we all tried to squeeze in into such a small sized restaurant to get some warm air. Outside the breeze was getting colder as the night started falling away. The winds were fresh. The streets were clear. There were some smokes escaping out of the pipes and dissolving into the air. The street scene was like in that movie Blade when the guy walks down the streets with his hands and sword full of blood after killing all the vampirers. I don't remember vividly of the details in the movie, but I remember the feeling I got from that scene. And for that momment, I got this bizarre illusion like a time machine had brought me back to some place in the past. The past I had never been to. A feeling of deja vu. It was like a floating dream. That was when I know I was buzzed with the alcohol. A good feeling though.

After 2 slices of pizza each, the girls went back to sleep, and I went down to the parking garage to plan to head back home. The girls were all drunk and they forced me to stay. But I had another commitment on Sunday morning being an excuse for me to leave. So I left. When you have many commitments overlapping one another, you tend to flake each of them with its own excuses. I went down to the parking garage by the time my husband called to check. I told him I was not influenced and I was able to drive. I did not realize it was a big lie. By the time I got into the car, I started to realize the concrete world surrounding me. All the news about car accident on tv were coming back and replaying on my head so loudly. I could not believe I was about to do such a stupid thing at this age. All the sudden the memories came back. The careless me of 10 years ago who did not take anything with seriousness. Back then, I did not care to be aware of the consequences. I was too naive to realize how selfish I had been. I had just responded to temptations with a responsibility free attitude.

It was almost 3Am, and I decided to lower my car seat and take a nap. By that time the alcohol had already done absorbing in my body. My head was sober but my stomach was hurting terribly. I had never experienced this before. I was laying there couldn't sleep, couldn't puke, couldn't even move. My husband called again constantly to check where I was. He did not go sleep. In fact, he stayed up the entire evening worrying. For the first time I felt guilty. I felt like I was a teenage girl going to her prom and let her dad staying up all night at home worrying. It was a weird feeling, and I swear I would never want to experience this again, ever.

I hope I don't have to do another crazy thing in life again. Perhaps, I have really aged...

Pensee