Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

Studio của tôi




Đây là căn studio của tôi . Bình thường nó rất ngổn ngang bừa bãi, nhưng tôi rất thích . Nó là thánh đường để tôi có thể dành một vài phút trong ngày cho riêng mình để nhìn lại bản thân và tìm tòi chính mình . Đa số thời gian này của tôi là buổi sáng tinh mơ khi bầu trời còn xanh thẩm và vằng vặc những vì sao .

Tôi thích vọc với sắc màu . Tôi có thể vẽ lại những ý tưởng của người khác, nhưng tôi không mấy hài lòng với những bức tranh copy này . Hay nói đúng hơn, tôi cảm thấy phần nào xấu hổ khi trưng nó . Những bức ý tưởng của riêng tôi thì thường là khi bắt đầu vẽ tôi mang trong đầu 1 ý tưởng khác, sau khi bôi xóa, sửa, đến khi hoàn thành nó lại ra một bức tranh hoàn toàn khác với ý tưởng ban đầu . Bởi vậy tôi học được khi vẽ là sự cầu toàn và sự cỡi mỡ (flexibility) để chấp nhận cái mới, lắm khi khiến mình đạt ý nguyện hơn .

Có những ý tưởng đòi hỏi sự tinh vi, tỉ mĩ, trong kĩ thuật và nghệ thuật . Diều này tôi chưa đạt tới, bởi vì tôi còn lo ra nhiều lắm . Tôi có thể hoàn toàn quên hẳn thế giới và thời gian hiện hửu khi tôi cầm cây cọ vẽ . Nhưng tôi lại sợ ... sợ phải quên lảng trách nhiệm, thành thử cứ phút chốc phải ngó đồng hồ . Mà một khi vừa vẽ vừa phải canh giờ thì cái hồn nó đã bị tước đoạt .

Tạm thời tôi chuyên dùng acrylic, giống như người ta đi đường tắt để tự cỗ võ mình . Dùng sơn dầu thì mới kính phục những họa sĩ trứ danh . Một bức vẽ đẹp chứa rất nhiều công sức và thời gian để hoàn thành, nội cái công đoạn chờ sơn khô .
Còn đây là bộ cọ của tôi:

Người vẽ yêu bộ cọ giống như là người đầu bếp yêu bộ dao .

Nếu có một ngày nào đó tôi có thể chỉ ngồi vẽ ... xung quanh tôi là thời gian, không phải đến, không phải đi . Vậy thì hay biết mấy .

Pensee

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Tết

Hôm qua người bạn ở VN IMed nói: "Sắp tết rồi!"
À, sắp tết rồi nhỉ . Mình nghĩ . Sao mà chẳng có cảm xúc gì cả .
Tết của mình, quê nhà của mình, kĩ niệm của mình, tất cả nằm ở vùng tuổi thơ . Mà thời gian là biến số chính trong hàm số cuộc đời, thế nên, mình ngồi đây phân ra những phân đoạn để rồi cảm thấy cái phân đoạn tuổi thơ ấy thật xa, thật biệt lập ...

Cuối tuần trước rủ chị nanny ghé xuống Grand Century mua mấy chai xì dầu, đi ngang tiệm băng nhạc hỏi chị có muốn nghe gì không ? Chị nói: Ồ, có DVD tết Thúy Nga hay lắm . Thế là 2 chị em vô hỏi . Ông chủ tiệm ngồi nhếch hàm (tiêu biểu lối chủ tiệm VN)
- Chưa ra .
- Vậy khi nào ra anh biết hôn ? - chị nanny hỏi .
- Khi nào ra thì nó ra, ai mà biết .

Trong bụng mình mừng quá . Không phải mừng vì sợ tốn tiền, mà vì: 1) Không phải nghe cái âm thanh ra rã, những câu nói trịnh trọng của MCs, những bài nhạc được xào lại 101 lần và những giọng hát theo khuôn cắt bánh qui . Đó là chưa kể những đoạn hát nhép bị trật đường rầy, những photoshop cho những cái mũi trông bớt gồ ghề, những cặp ngực tự tin từ những bàn tay nhân hóa, những đuôi mắt nhăn điểm bằng mái tóc rũ kiểu teen Hàn Quốc ... etc ... 2) Ông chủ thật khó ưa .

Tết đến rồi ư ? Cách đây mấy năm, mình cũng hay về VN dịp tết . Về thì về thôi . Về để lục lọi tìm những mảnh tuổi thơ . Hoàn toàn phôi pha . Phôi pha từ phong cảnh cho đến phôi pha trong con người . Tết đã chào tôi ra đi từ một lúc nào đó không có lằn ranh .

Cây táo và đào sau nhà tôi đã bắt đầu hé nụ . Mùa đông hình như đã bỏ quên nơi này, hay nó chỉ bay ngang qua phả 1 chút khói lạnh xuống vùng đồi cỏ, rồi biến mất, khi những tán lá phong vàng còn chưa kịp rụng hết để gom đủ một mùa thu .

Và, vẫn đồng điệu như mọi ngày . Tôi chúc tôi một buổi sáng đẹp, bắt đầu bằng một vầng trăng mai vằng vặc trên nền trời .

Pensee

Đêm nằm mơ phố

http://www.youtube.com/watch?v=eBb7XFfQW1g

Bài hát này có 3 versions. Lúc xưa nghe Thu Phương thì mình không ấn tượng lắm, mặc dù rất thích cái lyric. Giọng của TP khỏe, nhưng hơi thô, chuyên chở bài hát 1 cách bàng quan chứ không tỏ được sự thổn thức, day dứt của một người đang tự tình . Giọng của Thùy Chi thì rất nhẹ, thì thầm, mong manh sương khói . Cô cho mình hình ảnh một người thiếu nữ ngồi bên tập hình trắng đen cũ trong một đêm mùa thu mênh mông ... Version này của HTD làm cho bài hát mới mẽ, tuy rằng anh showcases giọng hát của mình hơi nhiều, but in a pleasant way.

Đêm đêm nằm mơ phố, trăng rơi nhòa trên mái
Đi qua hoàng hôn ghé thăm nhà
Anh như là sương khói mong manh về trên phố
Đâu hay một hôm gió mùa thu

Đâu hay mùa thu gió, đêm qua mặc thêm áo
Tay em lạnh mùa đông ngoài phố
Đêm xin bình yên nhé con đường vàng ánh trăng
Đèn dầu khuya quán quen chờ sáng

Đêm đêm nằm mơ phố, mơ như mình quên hết
Quên đi tình yêu quá vô cùng
Sương giăng Hồ Tây trắng đâu trong ngày xưa ấy
Tôi soi tình tôi giữa đời anh

Mình

cũng không phải là người rành ăn sành uống gì lắm, mặc dù bố mẹ mình là người rất hay thích ăn uống tiệc tùng . Trong nhà mình có 2 người đặc biệt sành về cái khoản ăn . Người thứ 1 là mẹ . Bà tuy không nấu, chắc tại không thích nấu, nhưng cái khoản thưởng thức món ăn thì phải nói cực kì tỉ mỉ . Hình như trời sinh cho bà cái vị giác nhạy cảm nhất trong tất cả các loại giác . Bà hay có câu nói cửa miệng, "của rẻ là của ôi!" vì thế gia đình có thể sống thiếu thốn tiện nghi, nhưng nhất định không được phép ăn uống cực khổ . Sống ở thời bao cấp mà bảo không ăn uống cực khổ thì hoang đường nhỉ . Ấy, định nghĩa ở đây của mẹ tôi là thà ăn ít, ăn đói, mà chất lượng hơn là ăn nhiều ăn vãi những thứ thừa thãi vãi vung . Mẹ tôi không bao giờ ăn mắm . Bất kể các loại mắm nào . Chẳng rõ vì bà ý thức vấn đề vệ sinh, hay là vì không chịu được cái mùi hôi của nó . Có một lần mẹ tôi đi SG thăm bà con . cô B bèn làm 1 bửa mắm thịt ba rọi sã ớt . Ăn xong rửa chén bát sạch sẽ ngày hôm sau mẹ tôi về lúc bà ăn cơm hửi được mùi mắm thế là bà liệng ngay cái chén vào thùng rác, nguyên ngày đó nhịn . Ngoài ra phải đến khi tôi đi vượt biên mới biết vị mắm nó ra sao . Nhưng mà tôi cũng không cảm thấy thiếu xót vì đã không từng ăn mắm và bây giờ cũng không phải là thích ăn mắm lắm .

Bàn đến vấn đề phở . Có lẽ học từ mẹ tôi một cách vô thức, chỉ khi nào phải miểng cưỡng thì tôi mới ăn phở ngoài tiệm . Cái nước phở ngoài tiệm, cho dù là tiệm ngon nhất Cali hoặc VN, bỏ ngoài vấn đề vệ sinh, nó cứ nhàn nhạt giả tạo khiến vị giác của mình trở nên suy sụp khi ăn và sau khi ăn . Phở là 1 món rất đơn giản nhưng đòi hỏi sự tinh tế khi nấu . Nước phở phải ngọt . Ngọt nguyên chất từ xương thịt . Mà cái vị ngọt đậm đà này phải được chắt ra từ thời gian hầm và khối lượng xuơng, tuyệt đối không thể cheat bằng những vị hoặc giai đoạn đường tắt khác được . Hồi nọ xuống OC chơi, nhỏ bạn dẫn đến nhà hàng phở này . Nó ordered cho tô phở tái thịt filet mignon mà cái nước thì cứ nhàn nhạt . Hmmmm... Cứ như người ta đem lobster đi nấu bún bò huế . Uổng cả lobster, uổng cả bún bò huế . Uổng cả phở uổng cả filet . Nói chung đối với tôi đi ra tiệm ăn 1 tô phở cảm giác giống như cưới 1 người mình không hề yêu .

Trở lại người thứ 2 sành ăn trong g/đ đó là bà chị giữa của tôi . Bà này thì được cái là trên sự sành ăn là khả năng chế biến các món ăn và thêm nữa là niềm đam mê nấu nướng . Tôi lớn lên và trưởNg thành không hề đụng đến cái bếp, ngoài nấu nồi cơm chiên trứng và mì gói lúc còn đi học . Sau khi ra trường, qua CA, 1 thời gian rất dài tôi toàn ăn ở hàng quán . Lúc đó tôi cứ nghĩ rằng nấu ăn không nằm trong khả năng của tôi . Đến khi thật sự ổn định nơi ở tôi mới bắt đầu lao vào bếp . Và lạ thay, tôi tìm ra chân lý đó là sự thư giản vô cùng tận người ta có thể đạt được giữa quá trình nấu ăn . Tôi nghĩ ẩn sâu trong tìm thức, tôi đã chịu sự ảnh hưởng rất nhiều từ bà chị giữa của tôi . Khi nấu nướng, tôi trở nên phần nào cầu kì . Nhiều khi vô ý thôi, mà thức ăn khi nấu xong tôi phải bày biện sao cho cái dĩa, hoặc món ăn nhìn bắt mắt . Thức ăn nhìn không hấp dẫn như ý mình là tôi cảm thấy ăn không còn ngon miệng nữa .

Nói về món VN thì tôi cũNg không cảm thấy cần hoặc lệ thuộc lắm . Dạo này 1 tuần ăn 1-2 bửa VN . Cá kho tộ là món đặc trưng nhưng nhiều đường và nước mắm quá . Mà kẹt cái đa số món VN mà ít nước mắm thì không được mặn mà đậm đà, dẫn đến tình trạng cái lưỡi cảm thấy lợ lợ . Canh chua cũng thế . Có lẻ tôi là người chân trong chân ngoài đối với ẩm thực VN . Mỗi lần về VN được mấy ngày là tôi nhớ món khác kinh khủng, phải chạy ra mua cái hamburger hoặc pizza ăn cho đỡ thèm . Ngoài ra, tôi thấy trên thế giới có rất nhiều món ăn rất ngon và lành mạnh bổ dưỡng .

Khi mình cỡi mở ra với tất cả các món ăn mình sẽ thấy môn ẩm thực quả thật là siêu đẳng và cuộc sống thật đáng yêu làm sao .

Pensee

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

bạn

Tui có nhỏ bạn thân hồi ở trại tị nạn . Mấy chục năm mất liên lạc tình cờ đầu năm ngoái gặp lại ở FB rồi nó xuống Cali ghé San Fran chơi . Gặp lại nhau thì nó cao hơn tui cái đầu, tướng tá cao ráo, xinh đẹp, rất hợp thời trang, y như model.


Hồi đó vì ghép form với bà chị qua sau nên tui qua Phi học 6 tháng trước khi đi Mỹ . Gia đình nó cũng vậy . Tui luôn nhớ những ngày nó thường ghé building tui ở đợi tui đi học chung trường PASS. Nó có ba ở Mỹ trước gửi tiền qua thành thử lúc nào trong túi cũng rủng rĩnh tiền . Nó thường mua cà rem cho tui ăn . Tui còn nhớ cái vị cà rem hồi đó sao mà thơm ngọt . Giữa cái nắng gắt của mùa hè Bataan, đớp một miếng kem nó tê tận đầu lưỡi, mát tận óc . Lâu lâu bà chị lảnh tiền bố tui nhờ người chuyển qua cho tui mấy đồng lẻ ăn vặt là tui hăm hở kéo tay nó "bửa nay phiên tao". Những lần như vậy nó cười rất thân thiện chọc tui "chà, bửa nay mày sang quá!"

Tánh tình nó bộc trực, chân thành . Sáu tháng trời ở Phi hầu như ngày nào không nó lê la bên building tui thì tui lê la bên nó tán dóc nói xấu mấy bà cô hoặc mấy đứa học chung hoặc kể chuyện VN . Những phim ảnh, báo chí về trường trung học và cách sinh hoạt của học sinh ở Mỹ hồi đó thật khiến chúng tôi nô nức về the melting pot với muôn vàn hy vọng . Chúng tôi thường làm presentation chung với nhau về lịch sử HK, địa lý từng tiểu bang, sơ lược về mô hình luật pháp etc ... Nó thì sẽ về tiểu bang Washington mưa nhiều, còn tui thì về FL nhiều cam và nắng ấm . Chúng tôi hay mân mê cái posters treo sau chổ ngồi với cái bản đồ tiểu bang tự vẽ của mỗi đứa và hình dung về vùng trời tương lai và đếm từng ngày để lên máy bay về vùng đất hứa . Cuối khóa đó tui và nó 1 đứa lảnh huy chương thủ khoa 1 đứa á khoa . Tui được thêm cái best in math nữa thành ra nó gọi tui là tough cookie . Trong thâm tâm của tui nó thật sự là 1 người bạn chân thành và có cá tính và tui không bao giờ quên những cây cà rem nó mua cho tui trong những ngày nắng nóng đó . Nhớ suốt đời . Bởi vậy tui mới rà lùng FB và cuối cùng tìm ra được nó .

Qua FB tui nhận thấy được sự thành công và lifestyle của nó chứa đầy mầu sắc . Có thể nói thành công của nó đi trước tuổi . Cách đây mấy tháng nó nô nức posted những tin tức kinh tế và thị trường TQ & VN . Tui cũng góp ý kèm sự phấn khởi theo với nó . Tui nghĩ nó cũng như tui, đầy khát vọng và vấn vương về 1 vùng trời nào đó mình đã từng sinh ra và lớn lên . Ai không thế ? Nhưng sự phấn khởi của tui chỉ dừng chân lại ở những ước vọng, những bài tùy bút và những đoạn tán ngẫu . Còn nó thì đã chủ động bứng rễ và làm 1 cuộc phiêu lưu . Có 1 lần tui commented trong trang của nó về ý kiến của tui trong sự đầu tư . Cái hesitation của tui nhằm vào chính quyền, luật lệ thương mại, và cách làm ăn và mindsets của người bên ấy ... và kết luận rằng, nếu về hưu thì tui về chứ để làm ăn thì tui thấy thua nhiều hơn thắng ... Dầu gì, tui tin là nó có rất nhiều kiến thức và tui chúc nó thành công .
Dạo này bổng nhiên không thấy nó đăng tin chia xẽ nữa . Bạn bè chung cũng không thấy bóng dáng nó đâu . Nó biến mất khỏi FB . Nó biến mất khỏi đời tui . Vậy đó .
Pensee

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

1.6.2011

Mấy bửa rày bận không bận mà cảm giác nó cứ cà kê dê ngỗng sao sao ấy . Cuối năm vô sở trong lúc đồng nghiệp đi chơi xa hết văn phòng vắng teo . 1 mình yên tỉnh uống cà phê ngắm mùa đông . Mà nghĩ 1 mình trong cái building già cả trăm tuổi này cũng ớn ớn chứ, nhưng tiếng còi xe, tiếng sửa nhà bên kia đường dội lên làm mình thấy không gian ngộp ngạp trở lại . Nắng lên cao trên kia rồi . Thích cái vùng mình ở . Lạnh chỉ vừa đủ để người ta "thương áo len cài vội" còn mình thì chỉ đủ lạnh tê đôi bàn tay . Ox mua cho đôi găng tay ở REI bắt mang vào . Mình bỏ chúng vào giỏ không dùng . Thích cái cảm giác lạnh tay . Sao giống câu hát "đêm 30" của VTA quá nhỉ! Đúng đêm 30, mình cũng rà tìm bài hát này, tìm câu "anh nói với người phu quét đường xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em" ... Giọng Nguyên Khang trầm, nhưng hình như anh ấy cố tình làm cho thô thô, bất cần, ... hmm nghe không cảm thấy ấm áp gần gủi cho lắm . Giọng anh Lâm Nhật Tiến thì cũng tạm thích hợp cho bài này, nhưng mình vẫn cảm thấy sự vô cảm . Giọng Bằng Kiều thì ... hmm not my cup of tea . Ngày xưa nghe bài này qua giọng cô Khánh Ly, nghe não nuột lắm . Đêm 30 ở 2010 mà não nuột quá thì cũng không thích hợp . Tính shared "đêm 30" vô FB nhưng lại xóa sợ tụi nó không hiểu tưởng mình spam . Nhưng quả thật đôi lúc mình thật muốn chia sẽ cái cảm xúc này với 1 người nào đấy có cùng cái bối cảnh quá khứ và hiểu được những câu chuyện mình cưu mang .
Mấy ngày nghĩ rồi cũng đi qua . Cuối năm vô sở viết xong mấy cái code và đã thẩy hết qua cho QA . Coi như công việc năm cũ của mình đã kết thúc . Mấy hôm nay bật điện trên bàn sáng trưng để ... đọc sách . Đọc lại mấy cuốn sách cũ, nhiều cái mình quên cứ y như mình chưa từng đọc qua, đến khi thấy dấu mình highlight mới vỗ trán, trí nhớ mình tệ thật . Vô Amazon order cuốn sách mới vừa ra tháng trước, giá còn nguyên xi beng . Người bạn đồng nghiệp cũ YIM hỏi thăm mày đang làm gì đó ? Mình nói đang đọc sách, vì rảnh . Sách gì ? Sách cũ . Thế là nó cho mình 1 câu phi lô sốp phì: Những người biết dùng bộ họ không bao giờ cảm thấy nhàm chán bản thân họ ... Đúng là lãng nhách .
Trưa hôm nọ ra Union square ăn trưa và tản bộ uống cà phê với 2 người đồng nghiệp cũ . 1 người đang nghỉ "hưu". Hình như anh ta đang chứng minh cái lệ "35 is a new 65" thì phải . Nói chung là đùng 1 cái anh ta biến mất trên "giang hồ" (high tech industry) bỏ ngang cái chức VP và tuyên bố về hưu làm cái gì mình thích . Ngoài 2 đứa (mình và con nhỏ bạn) ra thì không ai có thể track down anh này đang làm cái gì . Trông bộ thái thảnh thơi với cái mũ nĩ che kín gần nữa khuôn mặt mình hỏi anh ta có tính đi qua Thái làm 1 cuộc cách mạng chuyển đổi giới tính hoặc là đi theo 1 sư phụ nào đấy ở Ấn độ để tìm "chính mình" như là cái chị trong "eat,pray,love" không đấy ? Anh ta cười hắc hắc bảo thích cái suy nghĩ cực kì phóng khoáng, cực kì híp pi của mình . Nhưng câu trả lời là . No . 1 năm qua anh ta dành thời gian để publish mấy cuốn sách Vật lý học mà cha anh ta viết lúc còn sinh thời . Mình hỏi thế tiền đâu anh trang trải cái khoản in ấn ? anh ta nói chịu thôi, phải bỏ tiền túi . Chắc sang năm phải đi làm lại cho hảng của thằng bạn . Nói chuyện trăng cuội đến 3 giờ chiều thì 3 đứa rẽ 3 ngã . Hẹn nhau cứ 3 tháng gặp lại cùng địa điểm .
Cuộc đời có thật nhiều những khúc quanh đổi thay . Mới thoắt đó mà 3 đứa tôi đã đi 3 ngã hoàn toàn khác nhau .
Pensee

Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011

Halloween

Ngày Halloween trôi qua . Trên FB từ già đến trẻ thi nhau đăng hình ảnh anh chị con cháu chắt nhà họ hóa trang đi xin kẹo . FB quả thật đáp ứng được nhu cầu cần/muốn broadcast của nhiều cá nhân . Hôm qua cũng như mọi năm trước, thẩu kẹo nhà mình vẫn còn đầy nguyên nằm tựa vệ cửa . Sáng nay hỏi ông bà cụ hàng xóm, lũ trẻ có ghé nhà ông bà xin kẹo không ? Bà lắc đầu mĩa mai, "ui cha, chúng nó kéo nhau qua cái khu nhà bên kia hết rồi" Theo hướng tay bà chỉ, à thì ra những ngôi biệt thự đồ sộ chiếm hết khoảng đồi kia đã ban niềm vui cho lũ trẻ bằng những hộp kẹo sang trọng . Trẻ em thời nay đã sớm được chỉ giáo về chất lượng các loại kẹo . Viên sô cô la không chỉ đơn thuần bỏ vào miệng là tan . Cầm viên sô cô la em phải biết phân biệt được vị chính gốc Bồ Đào Nha hay chí ít là Godiva nó khác với viên kẹo See's ở điểm nào, giá trị nó khác nhau bao nhiêu .

Hôm thứ Sáu chị nanny thắc mắc về ngày ma quỉ, mình so sánh rằng VN đạo công giáo thì có ngày/tháng các linh hồn (phật giáo thì có ngày rằm tháng 7 cúng cô hồn) Nói chung là có, nhưng các văn hóa tổ chức khác nhau . Ngày Halloween ở Mỹ thời nay thì càng ngày càng chịu ảnh hưởng của Hollywood . Con ma không còn đáng iêu với những bóng trắng vật vờ lất phất thoảng nhẹ qua nhà . Con ma bây giờ 1 tay cầm trái tim còn đang thở, tay kia cầm cái đầu máu me mà ngay cả nó cũng phải ngất xỉu khi nhìn thấy mình trong gương . Mấy đứa bạn còn độc thân đăng những tấm hình tiệc tùng thâu đêm với những hình ảnh hóa trang khiến người giàu óc tưởng tượng như mình suýt đổi thành vegetarian .

Ở Vn quê mình, một năm có 2 dịp để những người còn sống hướng lòng tưởng nhớ tới những vong linh đã qua đời, con cháu viếng mộ ông bà, cha mẹ, hoặc cả những nấm mộ hoang nằm chơ vơ . Nga`y ddo', những tấm bia được kì cọ sạch sẽ, những nén nhang cháy phả vào không gian cuối tháng mười mùi trầm tư lự, gió hát quyện theo lời kinh dâng lên đấng tối cao lời cầu cho những linh hồn đang khắc khoải nơi luyện ngục, hoàng hôn đem về sự huyền bí, bóng đêm và sự chết nằm bên kia cánh cửa .    Ở quê mình, người ta đặc biệt tôn trọng những gì nằm bên kia ấy . Một người khi sống cho dù xấu xa tội lổi, hay ngu xuẩn đáng chê cười, nhưng khi đã nằm xuống sau cái chết thì họ trở thành bất khả xâm phạm . Người sống và người chết cách nhau bằng những câu chuyện, những huyền thoại, những đạo đức và lòng tôn trọng . Họ tránh động chạm đến vong linh đã chết .

Mình không biết mình có muốn hóa trang thằng con, rồi 2 vợ chồng Á Đông da vàng dắt thằng con đi gõ cửa từng nhà với câu dọa "Này bác có cho hay là không ?".... thế rồi đem một đống kẹo về chẳng biết để làm gì vì viên kẹo nào cũng đường là đường . Có lẻ rồi đây thằng con mình cũng sẽ phải trãi qua những cái crisis như thế này . Chịu thôi, cả đời mình đã và rồi cũng sẽ gập ghềnh lên xuống ...

Pensee

kể chuyện xưa chơi ...

Năm 1954 sau khi bỏ lại ruộng đất ở Bắc Việt, ông ngoại tôi đem gia đình vào nam . Do ông ngoại tôi quen với 1 ông Pháp làm chủ đồn điền ở DL (phải viết tắt, không thôi bị tình báo ) chỉ đường cho ông tôi lên đây bán rẻ lại và chỉ ông tôi cách trồng cà phê trước khi ông này về lại Pháp . Giá hồi đó là 30 (cây hay chỉ) theo lời bà ngoại, tôi không nhớ rỏ, chỉ nhớ là con số 30 . Thế là gia đình ngoại tôi định cư ở BM, ngày đó còn là 1 thị trấn nhỏ bao quanh bởi những rừng cây trùng điệp . Bà tôi kể lại, buổi sáng đầu tiên thấy từng đàn vịt/ngỗng đậu đầy trước sân nhưng bà nghĩ của nhà ai đó, đến lúc cả bầy bay đi và những đàn khác bay lại bà tôi mới biết rằng đó là vịt/ngỗng trời . Dần dần, những thân nhân hàng xóm cũ cũng lần lượt theo gót chân ông tôi lên đây làm thành một xóm nhỏ . Ông tôi khai đất đốn cây dựng nên một nhà nguyện nhỏ trên ngọn đồi trước nhà . Ngày qua ngày, ông tôi cần mẫn khai đất trồng cà phê và trồng cây ăn trái . Căn nhà ông tôi nằm cạnh bờ suối . Con suối này chảy từ nguồn rất xa, băng qua những làng thượng và chảy về cuối nẻo giáp biên thùy - nơi mặt trời hạ bóng ở cuối ngày .
Mẹ tôi là con gái duy nhất của ông tôi . Bà lớn lên và thừa hưởng sự khỏe mạnh can trường của thân sinh bà . Bà lấy chồng - một người công chức ngành xây dựng của một sở Mỹ thời bấy giờ - đó là bố tôi . Sau khi tích lũy kinh nghiệm xây cất, bố tôi mở của hàng cung cấp dịch vụ và dụng cụ xây dựng . Mẹ tôi mở của hàng buôn bán vải và quần áo . Vì công việc buôn bán ngày đó quá trôi chảy, bố mẹ tôi không hứng thú vào đồn điền cà phê . Ông tôi vẫn cần mẫn bảo quản từng ngọn cây, mua thêm những mảnh đất mới, làm đỏ thêm những ngọn đồi với những trái chín mọng, vì nghề nông vốn đã nằm trong huyết quản của ông .

Rồi một ngày mọi trang kế toán bị xóa . Sổ nợ bị cháy . Tôi ra đời . Ông tôi qua đời . Vì chính quyền mới không hiểu biết gì về ngành cà phê và họ không biết cách bảo quản, nên gia tài của bố mẹ tôi còn lại là những đồi cà phê xanh ngát với điều kiện phải "hợp tác" tất cả thu hoạch cho nhà nước, có nghĩa là nhà nước mua với 1 giá qui định . Ở với nhau như bát nước đầy . Câu này bố tôi hay nói . Hiểu nghĩa đen nghĩa bóng gì cũng được . Có lẽ nhờ đó những người làm ở ngoại thương đồng ý ngầm và kê khai hồ sơ ngầm để bố mẹ tôi không phải tiêu thụ toàn bộ số lượng qua con đường ngoại thương của nhà nước, và thỉnh thoảng có những chuyến xe vượt biên giới tuyến Campuchia .

Thời đó nhà tôi thường xuyên, hầu như mỗi ngày đều có khách . Những ông cán bộ cao cấp ghé thăm để ra về với cái gì đó trên tay . Những ông thầy, bà cô nói tiếng Anh tiếng Pháp lưu loát . Họ ở chơi vài ngày trong lúc nhờ đợi bố tôi xin dùm hộ khẩu hoặc tìm đường vượt biên . Những người nhà quê họ hàng xa, láng giềng cũ cần nơi cư trú mưu sinh . Những người thanh niên thanh nữ từ miền Trung lưu lạc trên những con tàu xuôi nam cần việc làm ... Nói chung là núi rừng ngày xưa ông tôi bỏ công trồng ngập cây giờ đây trở thành chổ dung thân cho rất nhiều người .

Làng M là làng thượng trù phú, có thể nói là trù phú nhất trong các làng dân tộc ở Vn . Họ theo đạo công giáo và chịu ảnh hưởng nặng từ nền giáo dục Pháp . Làng thượng M nằm ngay cạnh rẫy nhà tôi . Ông tôi xã giao với ông trưởng làng suốt mấy chục năm tình như anh em, đến đời bố tôi, họ giúp đở không ít từ việc canh chừng kẻ lạ xâm phạm cho tới việc ủng hộ nhân công, phương tiện dẫn nước . Với chính sách ưu đãi người thiếu số của nhà nước, làng thượng này bớt bị ép bức hoặc uy hiếp bởi chính quyền và công an khu vực . Nói chung là họ có rất nhiều oai . Nhờ đó, vườn rẫy nhà tôi cũng được thuận buồm xuôi gió giữa cái thời bao cấp khắc nghiệt .


....

Bên cầu biên giới

Xem hình bên nhà chị BL, đến tấm "cầu biên giới" tự dưng thấy nhớ nhớ (giống như cảm giác thèm tô canh chua) thế là đi google bài "bên cầu biên giới" . Cái bài hát này ngày xưa bố mình hay nghe . Hồi đó con nít thôi, nhưng sao mình thấy thích cái câu này:
Bên cầu biên giới
Tôi lặng nghe dòng đời... từ từ trôi ...

Thấy thấm lắm .

Ấy rồi google nó cho link đến trang tác giả với 1 loạt bài viết và phóng sự (tự sự ?) và hình ảnh về các địa danh ông đã đi qua trên các nẽo đường đất nước . Mình luôn đặc biệt bị lôi cuốn bởi bất cứ mẩu phóng sự (hoặc ngay cả tiểu thuyết/phim ảnh) về các bộ tộc và địa lý miền cao, như Lào Kai, Ba Vì, Móng Cái và những địa danh giáp tuyến TQ và Lào . Hồi nhỏ mình hay tưởng tượng về những nơi ấy vì nghĩ rằng họ có đời sống và văn hóa rất phong phú . Bây giờ có dịp đọc lại cảm xúc của một người về hai đầu thời gian của 60 năm cho mình cảm giác như gặp được nhân chứng . Dạo một hồi qua tới trang ông đi tìm gia phả gốc tích, thế là mình cũng tò mò nhờ anh google tìm hộ mình cái gia phả . Đẩy một hồi qua anh Wiki . Cái phần xuất xứ của giòng họ . Ừ, cũng có lý . Gia đình mình gốc bắc, bố mẹ cùng họ, ông bà nội, ngoại cùng họ .... Không từ cái làng đó ra thì còn gì . Đến phần "những người nỗi tiếng" .... mèn . Đi từ một lượt trạng nguyên toán học bộ quốc phòng đến "anh hùng" cách mạng tháng 8 .... Mình có cần biết đến không nhi?? Thấy người ta có tổ có tông mình cũng lùng cho vui . Chứ một nước VN có bằng đó họ lớn, không mang họ này thì cũng cũng mang họ kia, dòng máu được pha trộn không O, thì A, B, AB... Tổ tiên của ai cũng thế, có anh hùng thì cũng có cướp, mà "anh hùng" với "cướp" nhiều khi cũng chỉ là 1 .

Pensee

Sáu

Nó không đẹp, không diện và ngay cã không sạch sẽ với thân hình khiêm nhượng luôn thu mình ở 1 góc nhỏ của đô thị .

Ngày ngày nó nằm đó, đầu gối trên những viên sỏi lạnh thãi ra từ những tòa nhà cũ, mắt lơ đãng nhìn bầu trời mây giăng của thành phố luôn ở nhiệt kế 60 F bất kể mùa hạ hay đông . Nó thích thú đùa cợt với đàn bọ vỡn vơ trên thân thể ghẻ lở và hẳn là nó rất yêu góc phố này .

Một ngày được chia làm ba đoạn . Khi tiếng còi xe thưa dần ngoài xa lộ cũng là khi Andrea - người gái gọi đã quá tuổi mản kinh, lê đôi ủng rách và chiếc váy ngắn cỡn quá đùi trở về nằm rũ trên người nó . Chị ta hay hút, những mẫu thuốc nhặt dưới vệ đường, rồi phì phò phả khói vào mặt nó nếu ngày đó chị vẫn không tìm được khách để ít nhất tậu được một chai rượu rẻ tiền hoặc một liều thuốc cực mạnh .

"F#$(K it" Thỉnh thoảng chị đưa tay gãi để xua đuổi những con bọ đang bám vào đùi vừa làu nhàu rồi tiếp tục mân mê bộ ngực trần . Lại cũng thỉnh thoảng, có gã đàn ông trông rách rưới bần hàn xuất hiện . Hắn đè chị ra . Rồi sau khi đã thỏa mãn hắn vung tay tát tháo vào khuôn mặt nhăn nhúm như vỏ đất của chị dưới ánh đèn mờ nhoẹt .

"Gớm cái đồ ngựa xấu" Gã buông lại câu chửi rồi kéo quần lấm lét chạy . Vết nhức loang vào khoảng trống của rượu và thuốc khiến người đàn bà co mình . Nó cảm nhận được những tiếng rên âm ỉ và hơi thở của người nóng rung rúc vào vai nó .

Cửa căn hộ số 328 trên toà nhà sụyt mở . Người đàn ông xỏ giày bước ra mắt vẫn còn lưu luyến ngoái lại người bạn tình đang nằm xấp trên giường với điếu thuốc còn cháy dỡ trên tay . Cách đây ba tiếng đồng hồ, họ gặp nhau lần đầu tại một bar dành cho người đồng giới và kết thúc cuộc gặp gỡ của họ là chiếc giường với những gối nệm nồng nặc mùi cognac, tinh trùng và mồ hôi ẩm .

Đồng hồ ở tòa thị sảnh điểm 3 giờ sáng . Giờ của những người lang thang tìm nơi để về . Những cuộc gặp gỡ chóng vánh cũng phải đến giờ chia tay . không hẹn đến, không luyến lưu . Để rồi những đôi chân cứ bước lẻ trong bấn loạn mơ hồ cho đến lúc mặt trời mọc .

Người tạp dịch già gốc Á bước đến chổ nó nằm với giọng oang oang, "Nào, dậy mau cái lũ chuyên xã rác!" Ông vừa nói vừa liệng vào thùng rác những mũi kim chích, mảnh kiếng xe vỡ, chiếc ví của ai đó đã bị rạch nát, võ chai lọ có cái còn đọng vài giọt máu và những mảnh giấy báo ố màu . Tuổi của ông và tuổi Andy - một thành viên của băng xã rác có tên gọi là cha.m-thần-kinh không cách nhau xa . Họ cùng xuất thân từ những gia đình di dân đời thứ hai tại Hiệp Chủng Quốc, chào đời giữa cuộc thế chiến II cùng với những con số an ninh xã hội đã được chuẩn bị sẳn . Họ cũng đã qua thời tuổi trẻ, yêu, hận, những cuộc chiến chính trị, và những cuộc đóng quân ở kia bờ đại dương . Giờ đây, hai số phận chia nhau một đoạn tương đồng đễ rồi mang hai nỗi ám ảnh khác nhau vào trong cuộc đời . Liệu họ có nhận ra sự cần thiết của nhau không khi một kẻ cần xã và một kẻ cần lượm rác .

Người tạp dịch đẩy xe đi qua cũng là lúc những người di dân Mễ kéo nhau đến tụ lại bên cạnh nó . Từ những cuộc đối thoại, nó đoán non về những hợp đồng họ mặc cả được cho cuộc mưu sinh . Hợp đồng có thể là thông ống cống, khuân vác những kiện hàng nặng ... hoặc, chỉ làm thỏa mãn những cơn cuồng dục của một ông trung niên đạo mạo nào đó ... Hành trình vượt biên giới ngàn cây số đánh cược bởi số mệnh không cho phép họ bỏ cuộc .

Nó nằm đây, phơi mình dưới ánh nắng mặt trời màu vàng nhạt của buổi trưa ngày 13 tháng 10 . Bao nhiêu buổi trưa như thế này đã, đang và sẽ trôi qua ... Bao nhiêu số phận bước ngang qua nó ? Rồi đây mười hay hai mươi năm nữa, thời gian có làm phôi phai vết tích của nó trên bản đồ ?

Ở thành phố này, có một con hẻm mang thên Sáu .

Pensee

tượng

Hôm nay rảnh đi lang thang trên net thấy mấy chị kia post hình tượng phật ngọc - đang làm xôn xao những địa danh mà tượng đó giá lâm . Ai muốn mua tượng nhỏ (làm từ viên đá khắc tượng lớn) phải xếp hàng hoặc phải có connection mới mua được 100$ 1 viên nhỏ (mà không biết giá trị thật sự của loại đá này ra sao ?)
Chuyện này làm tôi nhớ đến nhà thờ chánh tòa ở quê tôi vào cái thời 80s. Nhắc đến thời 80 ở VN thì ai cũng biết nó đói khổ đến mức nào rồi . Ấy vậy mà cái nhà thờ chính tòa tháng nào cũng được ông cha xứ cho đập chổ này, xây lại chổ kia . Riêng cái gian cung thánh 1 năm được xây lại 12 kiểu khác nhau . Cái tượng chúa GS đứng giang tay thì hết sơn đen, lại sơn trắng, buồn buồn Chúa cũng đổi màu hoàn kim cho nó le lói khi đứng giang tay chứng kiến con dân ngày ngày buôn thúng nhễ nhại mưu sinh ở cái ngã sáu có cái xe tăng to khổng lồ đang chỉa mũi súng vào mỗi phận người .

Vậy mà người ta khen ông cha có tư tưởng cải cách và tinh thần mở rộng . Những con dân thiếu ăn cứ thế góp phần vào xây dựng giáo hội vững mạnh để đời sau vững mạnh, vì đời này chỉ là phù du, tạm bợ . Đó là lý do tại sao người ta luôn luôn kính nễ ông cha xứ lúc nào cũng oai phong phóng chiếc xe cúp, đầu tóc láng o như 1 celebrity . Ông đi đến đâu cũng được con dân (từ ông già 90 đến em bé vừa tập nói) một lòng lậy cha ạ, bẩm cha ạ . Ấy, vì ông cha xứ luôn làm chuyện lớn . Còn chuyện nhỏ như đám ma hay đám hấp hối cần phép xức dầu, hoặc có ai tha phương cầu thực không nơi nương tựa thì hãy tìm ông cha phó .

Ông cha pho' là người kém cõi . Cái dáng đi của ông lúc nào cũng cúi gậm đầu đúng thân phận của ông: tôi tớ . Và, dĩ nhiên, người ta cũng đối xữ với ông không sai lý thuyết là bao . Nhìn cái dáng của ông trên cái xe đạp cọc cạch lội mười mấy cây số bất kể đêm đông lạnh giá hay ngày dài nắng hạ chẳng ai màng quan tâm . Có hôm ông bị trộm lấy mất chiếc xe đạp (hoặc có thể ông đã bố thí cho 1 kẽ bần hàn nào đó) và thế là sau đó ông lầm lủi cuốc bộ nhu+ ra(`ng có ông hay không có cũng chẳng làm cuộc sống của mọi người hoặc thành phố đẹp đẽ gì hơn .

Cuộc sống có những mâu thuẩn và tâm lý con người chính là nguyên nhân của những mâu thuẩn . Một trong 4 cuốn Phúc Âm Tân Ước (Luca) có đoạn 21-22 mà con chiên nào cũng thuộc nằm lòng, nhớ nằm lòng . Thế nhưng Chúa vẫn được "bán" với 1 giá rất cao . Chúa được phân nhiều loại: Ngọc thạch, gỗ quí, đá quí, vàng, bạc, đồng ... hoặc rẻ nhất thì là loại bằng nhựa dùng để đựng nước (Thánh). Loại tượng bằng nhựa tuy rẻ, nhưng "nước" chúa không rẻ đâu nhé . Phải xếp chen chân nhau xếp hàng . Trong lúc xếp hàng người ta vẫn vô tư chen ngang nhau hoặc dành nhau hứng loại nước sạch, nước cặn bã thì nhường lại cho những kẽ không biết kính sợ nước Chúa .

Hôm nọ mình ghé 1 ngôi chùa ở Thái Lan ngắm cảnh, có ông thầy làm tiếp tân cho phòng kĩ vật ở chùa quảng bá những tượng Phật: Tượng này $1000, tượng kia $2000 ...

Cứ thế càng chỉ về bên trái giá trị tượng càng tăng . Mình ngập ngừng chỉ tay vào cái tượng bằng cây khiêm nhượng nằm trong góc: "cái này bao nhiêu ?" Ông thầy nghiêm trang trả lời: "300 US dollars" Tôi lẩm nhẩm: "tại sao mắc thế ?" Ông thầy kiên nhẫn giải thích: "tại vì tượng đã được làm phép nên có spirit"

Ngày xưa đức GS đã chọn cây thập tự bằng gỗ, đức Phật đã chọn lên núi ẩn mình dưới gốc bồ đề . Có lẽ các vị ấy cũng không ngờ rằng ngày nay các "thương hiệu" mang hình ảnh các vị lại định giá bằng đồng tiền cao như thế . Không biết Chúa có buồn không khi những con dân chân lấm đất bùn không lết được đến gian cung thánh trạm trỗ bằng đá hoa cương và gỗ quí .... không biết Phật có buồn không khi nhìn hình ảnh của mình được trạm bằng ngọc và trên mặt được phủ bằng 1 lớp vàng chói lóa .

Có lẽ, Phật/Chúa cũng rầu khi tôi ngồi đây viết tào lao bài này .....

Pensee

Bục giảng

Có thể nói, từ lớp một tới lớp năm, tôi chẳng học được bao nhiêu kiến thức từ thầy cô khi ở trường, cho đến khi tôi gặp cô H, cô giáo đầu tiên đứng trên bục giảng chỉ với một viên phấn trên tay . Cô không dùng tới tài liệu và cũng không bắt học sinh đọc từng đoạn bài khi ở lớp . Cô dùng trọn một tiếng đồng hồ để chuyển tãi kiến thức, để đối thoại, và cập nhật thông tin từ học sinh . Từ người cô đó, tôi ý thức được chữ "học".

Một người may mắn thì sẽ gặp được rất nhiều người thầy đúng nghĩa . Bản thân tôi chỉ gặp được vài ba người thầy đếm chưa đầy năm ngón tay . Người kế tiếp là Mr. C, ông dậy môn AP calc., ông mê toán và khiến cả lớp tôi mê toán theo . Ông hay ngồi kể chuyện đời và hỏi từng đứa chúng tôi ước vọng sẽ làm gì. Có một thằng trong lớp trả lời sẽ trở thành người thầy dậy toán như ông . Ông bóc một viên kẹo gum bỏ vào miệng nhai nhồm nhoàm rồi cười: "Tôi tin rằng cậu sẽ làm cái gì đó xa hơn thế!" Ngày tốt nghiệp, ông kí vào cuốn lưu bút của tôi một dòng thế này: "Em có khả năng đi xa, tôi tin rằng em sẽ đi rất xa ..." Tôi thật cảm kích cái chữ "xa" của ông . Tấm lòng của ông thật dài thật rộng, rộng hơn cã tầm với và khã năng của những đôi mắt còn chưa tỉnh ngủ, chưa xác định được mục đích và hướng đi trong đời .

Người thầy thứ ba là Dr. R, người dậy khóa đầu tiên vào ngành (introduction to CS). Ông bước vào lớp với hai bàn tay không, điệu bộ nhún nhảy và một bộ râu xồm xoàm trông in hệt Dr. Brown trong Back to the Future của thập niên 80. Ông đã cho tôi một viên đá làm nền tảng cho con đường sự nghiệp . Từ những người đó, tôi hiểu được như thế nào là một người giảng viên giỏi:

- Họ chuẩn bị cả một đời học vấn để dành cho mỗi bài giảng .

- Họ luôn cảm thấy thời giờ của lớp học bị thiếu hụt .

- Họ thích thú khi có những câu hỏi hóc búa từ học sinh .

- Họ không thấy học sinh dỡ, trái lại, họ thấy cách truyền đạt của họ dường như có vấn đề ...

- Họ khiến bạn coi nhẹ điểm học, nhưng lại khiến bạn căng óc ra để hiểu .

- Họ rất thật tình, mặc dù họ chẳng nhớ tên bạn hoặc bạn là ai .

vv...vv...

Pensee

Phận người ...

Lúc nãy, trong lúc xếp hàng vào toa tàu, có 1 ông Mỹ trắng truổi trạc 45-50, quần áo xốc xếch, mặt đỏ gay, nồng nặc mùi rượu . Ông đi dọc theo hàng và cất giọng vừa đủ cho người đối diện nghe, "xin lỗi, tôi rất xin lỗi đã làm phiền ... nếu anh/chị có dư đồng giấy bé tẹo (little paper) nào xin làm ơn giúp tôi" Cứ thế ông "cám ơn" những cái lắc đầu . Bất chợt có một cô người Mễ, trong bộ y phục xanh của những người lao công dọn dẹp, chìa môi, "Tôi phải làm việc cật lực mới có tiền ." Ông ta đi rồi, cô vẫn nói với theo, "Tôi phải chăm sóc con cái và gia đình tôi nữa chứ . Các vị nghĩ có đúng không ?" Những cái gật đầu nhẹ nhàng . Người ăn mày vẫn lịch sự và nhẫn nại xòe tay .

Tôi là ai trong hai người này nhỉ ?

Pensee

Má chồng

Má chồng tôi là 1 người phụ nữ vô cùng đơn sơ và tế nhị . Bà rất nhạy cảm và mềm mỏng . Hơn 5 năm biết bà cộng một tháng bà xuống phụ chăm sóc gia đình tôi hầu như chưa hề có điều gì làm tôi phải khó xữ . Bà kể chuyện cho tôi nghe theo kiểu người bạn kể cho 1 người bạn hơn là tư cách người mẹ dậy con, từ chuyện có bà nào đó thương ông bố mấy chục năm đến giờ vẫn còn thương, cho đến chuyện mâu thuẩn giữa bà và "nhà chồng" của bà . Bà qua Mỹ khi 28 tuổi, vừa lúc sanh thằng em út . 28 tuổi với trách nhiệm làm mẹ của 3 đứa con trai ở một xã hội hoàn toàn xa lạ cả tiếng nói lẩn văn hóa thật không dễ dàng chút nào . Bà chẳng hề tỏ ra sắc bén hoặc dạn dày kinh nghiệm, nhưng hầu như cuộc đời bà nhịp nhàng như dòng nước, khoan thai, trật tự . Bà có 3 thằng con đứa nào cũng thuộc loại ngoan hiền . Ngày má chồng bà (tức là bà nội ox tui) bị bệnh hấp hối, tôi đã thật nễ phục khi chứng kiến 3 đứa con trai nghĩ việc, xuống thi nhau túc trực bên giường bệnh cho đến ngày bà qua đời . Rồi cái ngày ở nhà quàng 3 đứa thay nhau đứng bên quan tài để lạy quan khách . Nói chung là bà nhỏ nhẹ thôi, nhưng có thể hướng dẫn ba thằng con tới nơi tới chốn . Tui thật là khâm phục . Nhiều khi tôi viết thì dễ lắm, nhưng đối diện với tình cảm thì tôi rất khó khăn khi bộc lộ . Mỗi lần bà làm cái gì cho tui thì mình chỉ biết nhìn bà với con mắt biết ơn . Vậy thôi . Nhưng chắc là bà hiểu .


Pensee

khu vườn

Tôi thích cái khoảng giao mùa giữa hạ và thu, bởi vì tôi thích cả hai . Mùa hạ làm tôi quyến luyến và mùa thu làm tôi hồi hộp về một điều kì diệu nào đó khó mô tã . Cuối tuần trôi qua thật đúng nghĩa của chữ thư giãn, tuy cảm thấy không làm gì hết, nhưng loay hoay thời gian qua cái vèo . Khoảnh vườn đã lấp đầy, giờ đây đã có đủ các loại herbs mà tôi nghĩ là cần thiết: xã, bạc hà, húng quế, parsley, rosemary, thyme, giáp cá, rau răm, gừng ...
Tôi thích nhất là cái giấc trưa/chiều ngồi giữa khu vườn tĩnh lặng hửi mùi rau thơm bay thoang thoảng . Húng quế đỏ đậm cay, húng quế xanh ngọt nhẹ . Mùi bạc hà quyện trong rau răm và xã ... thật tinh khôi và thật ... hữu cơ .

Dạo này mùa oải hương (cái tên tiếng Việt cho Lavender nghe hay hay) đang ra hoa, tím cả góc vườn . Oải hương gốc Pháp có mùi rất nhẹ và rất đài các khiến người rất dễ chịu và muốn tiếp tục hít hà theo nó mãi - sự quyến rũ bí ẩn của người thiếu nữ trong trang phục đơn sơ đầy tinh tế . Oải hương gốc Anh có hương đậm hơn, đầm thắm, như một người phụ nữ ba mươi chín chắn, mặn mà . Oải hương gốc Spanish nồng cay, như 1 cô đào rực lửa . Đôi khi làm mình choáng ngợp . Nhưng loại oải hương này có 1 sức sống mảnh liệt, dai và khỏe .

Trong khung cảnh như thế thì không thể thiếu ly trà xanh . Dạo này mình bị ghiền hơi nặng . Ngày nào cũng phải 2-3 ly cối loại trà xanh tẩm mật ong . Mình thích nhãn hiệu TenRen . Trà của họ thơm quá . Nếu mình được nhận giải nobel hòa bình (cái này thề không dám có trong giấc mơ) và người ta yêu cầu mình nhắn lại điều gì thì đây: Mình nghĩ mọi người nên uống trà xanh . Nó sẽ giúp thư giản, bớt nóng nảy và đầu óc minh mẩn nhẹ nhàng . Như thế, hòa bình sẽ luôn ngự trị trên thế giới, và nếu mình là Bill Gate, mình sẽ ủng hộ 1 tỷ tấn trà xanh vào quĩ học bổng xóa nạn mù chử toàn cầu . Và, nếu mình có con gái mình sẽ đặt ... hoa bí ... hì ... Có nhiều thứ cây quả tự nhiên mà mình mê vô cùng . Như là trái bí . Sao mà nó hiền hòa . Hoa/đọt bí mà xào với tỏi thì ngon rung bắp vế . Ngồi đọc sách dưới giàn bí thì cứ vừa đọc tai vừa ngóng xem chú ong đang bay hướng nào, làm mình chợt nhớ câu hát, "một sớm ra vườn mẹ thăm trái bí trên giàn còn xanh ..."

Dạo này vô mấy chợ thực phẩm organic thấy họ promote trái lựu: nước ép, mức, bánh nướng, và cả ... kem dưỡng da . Cây lựu đỏ nhà mình cũng cứ thế trổ mã . Cành của nó vươn ra như những cánh tay dài chạm vào hàng rào xuyên qua nhà hàng xóm . Ông hàng xóm già đáng yêu hôm nọ dặn mình khi nào nó ra hoa thì báo ông sẽ sang xịt thuốc cho nó ra quả đẹp . Mầu hoa lựu đỏ và tươi thắm lắm, nhỏ thôi, lảng đảng ẩn mình trong những cành lá . Nhìn chúng đan xen vào nhau làm mình hình dung tới "bụi mận gai" . Có lẻ bụi mận gai trông giống như thế ?

No, Thanks.

Tiểu bang nên ra cái luật: "Bắt buộc phải nhường (It is illegal NOT to) chổ ngồi (nơi công cộng) cho các ông bà bô lão, bà bầu và các em bé . Như thế người ta sẽ bớt cái khoản ... vặt vảnh và vô duyên .

Nhưng làm sao để xác định đối tượng là người mình cần phải trả chổ mà không xúc phạm người ta cũng gay go . Ví dụ một cụ bà trông lụ khụ nhưng thực chất bà ấy cảm thấy còn rất trẻ, sự nhường chổ sẽ như xô nước lạnh tạt vào lòng tự tôn của người ta . Hoặc trông một cô hơi béo vùng bụng, bước đi nặng nề, như thế chỉ có trời và cô ấy mới xác định được cô ấy có mang bầu hay không .

Chiều hôm qua có một cô tuổi trạc trung niên hai tay xách hai cái túi nặng đứng tựa cửa tàu, trông có vẽ nặng nề . Cái tính mình thì cũng hay ngại . Ngại làm chuyện bao đồng, ngại giúp người ... nói chung là ngại làm người chuyên-làm -đúng vì mình không mấy tự tin vào cái khoản "có duyên" của mình . Mình dè dặt đứng dậy, mời cô ta ngồi, rồi mình chuồn qua toa tàu kế bên để đứng . Vì là giờ cao điểm nên các toa tàu chật kín và 30 phút sau mình vẫn đứng . Thật ra đứng tựa cửa nghe nhạc, ngắm hoàng hôn trãi dài trên những cánh đồng bao la là một điều hết sức thú vị mà chỉ khi đứng lắc lư mình mới có thể cảm nhận được . Đang mơ màng thì có bàn tay khều:

- Cô ngồi đi .

Thì ra cái cô khi nãy, vừa nói vừa chỉ chổ ngồi đang có 2 cái túi để trên . Mình lẩm nhẩm .. Không lẽ bà ta theo dõi mình qua khung cửa suốt đoạn đường dài . Thế rồi bà ta đi lại cầm túi và ra dấu cho mình phải ngồi rồi xách túi đi mất . Đến trạm cuối, vừa bước xuống tầng hầm thì trông thấy cũng người đàn bà ấy với 2 túi xách bước ra từ toa tàu trên . Bà trông thấy mình . Cười .

Chợt mình nhớ tới chị B ở VN . Chị B bán chè chuối . Chồng bỏ chị và bầy con để theo vợ bé cộng thêm cờ bạc rượu chè . Ăn chè chuối nghe chị kể sự đời, mủi lòng, mình ủng hộ chị chút tiền . Chị hỏi mình thích ăn món ăn gì . Thế là ngày hôm sau chị mời mình qua nhà đãi mình một bửa tiệc ( mình nghĩ còn nhiều hơn số tiền mình ủng hộ) Mình hỏi: sao chị sài sang vậy ? Chị thở dài:

- Hơi.... Cưng cho tiền chị làm chi, mai thằng cha nó về cũng đánh chị lấy hết đem đi à .

Ba đứa con nhỏ tròn mắt gật đầu . Đúng vậy .

Mình đầu hàng trước những con người và những sự từ chối vô cùng tế nhị, họ khiến mình cảm thấy bớt ... vô duyên .

Pensee

Mùa đang gỏ cửa ..

Cuối tuần qua ngủ lặt vặt mỗi ngày chín tiếng . Chín giờ tối vùi đầu vô gối làm một mách đến bốn giờ sáng, thức dậy nằm nghe nhạc ... sến .

"gác lạnh về khuya cơn gió lùa ..."

Những câu hát mộc mạc, tả chân, rất cổ, từ thời của bố mình mà sao lâu lâu nghe trong những đêm tĩnh lặng nó hay đến thế . Mình thường hay mở cửa sổ nằm nghe tiếng côn trùng râm rả từ vườn sau . Cái cảm giác này thích lắm . Mùa hè trong vắt, tiếng côn trùng rỏ rệt cơ hồ chúng đang bầy những cuộc dạ hội bên dưới những ô đất khô kia . Ở những khoảng khắc này mình thèm nằm dang tay giữa một khoảnh sân rộng, áp lưng vào đất còn âm ấm hơi nóng và bình thản ngắm những vì sao đêm . Bổng dưng mình lại thèm hửi cái mùi ẩm ướt của vùng nhiệt đới và những con mủi nặng nề bay . Vùng Trung Tây này khí hậu khô và trong . Mình chưa hề trông thấy một con đom đóm nào hiện diện . À, thì ra đây không phải là vùng đất tuyệt vời nhất, vì nó thiếu những chiếc vỏ chai treo tòn teng trên những vòng dây kẽm .

Mùa hè chỉ ồn ào một tí thôi, rồi quay lưng đi mất . Mình chưa kịp cầm máy chụp hình để bắt mảng trời xanh không một gợn mây . Mình chưa kịp thả một cánh diều có đuôi ở bên kia bờ đảo . Minh chưa kịp ngồi bệt xuống vệ con đường thị trấn dưới những hàng crepe myrtle đang trổ hoạ Mình chưa kịp đem ghế ra công viên ngồi đợi buổi hòa nhạc hàng tuần . Mình chưa kịp lên rừng đốt lửa bên những con suối dài cạn nước . Mình chưa kịp ..... ngay cả nghe trọn bài Hạ Trắng . Thế, mùa hạ đến, rồi đi, rất vội .

Sáng nay trên con đường, khí lạnh xuyên qua lớp áo mỏng khiến mình co vai . Những người đồng hành cũng kéo cổ áo cao thêm một chút, bước vội hơn một chút . Mình chợt phát hiện ra những tán lá phong đang bắt đầu ngã mầu . Có phải đất trời đang gặp gỡ, giao hẹn điều gì đó chăng ? Tháng Chín ở đây chẳng có những cơn mưa phùn, chỉ có những đọt húng quế và oải hương nhuộm nồng không gian màu tim tím ... Ngô, bí đỏ, hướng dương rồi sẽ trãi vàng những cánh đồng . Có nghe không ... những tiếng gió hụ từ bên kia đồi ...
(Sep.07.2010)
Pensee

FB

Gia nhập mấy cái social networks cho người ta cơ hội quan sát (người và sự việc) và đồng thời được quan sát (cả chiều hướng tốt hoặc xấu) . Hồi xưa còn trẻ thì mình hay theo bạn bè gia nhập cái events này kia, tham gia tiệc tùng . Sự hửu ich đại khái là giúp mình thấy bớt nhàm chán về mình - dĩ nhiên là lúc ấy mình cực kì nhàm chán . Ậy, mình không có ý nói những ai hay tham gia hội đoàn, tiệc tùng này kia là thuộc thành phần nhàm chán, mặc dù rất có thể là như vậy . hì .

Dạo trước cứ gặp ai người ta cùng hỏi, "có FB không ?" Minh vẫn còn trinh nữ, "không, FB là cái gì ?" Sau này gia đình và bạn bè tụi nó cũng rủ nhau vào chia hình . Hình con, hình cưới, hình 20 năm xưa, hình kẻ thù của kẻ thù, hình bạn gái mới của người yêu của ex của xyz.... Nói chung là cái gì người ta không tiện đưa cho mình coi hoặc không có thời gian trao đổi trong lúc tán dóc là bảo mình vào FB mà coi cứ như thể FB là cái thư kí riêng, kiêm nhà kho công cộng, kiêm yellow pages, kiêm dịch vụ FedEx. Thế là mình phải đành đoạn giả từ trinh nữ để log vô cái account đã quên con mật khẩu . Rồi mình cũng bờ rồ lắm, cũng gia nhập nhóm này nhóm kia . Cái gì cũng "like" ... mà thằng viết cái FB khăm, cho người ta "like" mà không cho "hate" "hận" "thù" "ghét" ... Chẳng lẻ mình muốn phản đối cái đứa nó công bố rằng nó "like" "ăn cơm với chao ngon nhất trên đời" bằng cách làm 1 cái chủ đề "ghét ăn cơm với chao" rồi spam kêu gọi số đông "like" lại dùm để thể hiện sự popularity của ý tưởng của mình và cho nó FB oriented 1 tí .

Dạo này còn nhiều cái "like" thuộc hàng đậu luộc . Con bạn "like" men . Chúa, mình biết nó like men từ thuở mài đủng quần chứ đâu đợi đến bây giờ 1 nách 2 con . Thằng bạn "like" "xin bạn đừng cho tôi biết ..." ... Con bạn khác "like" "tôi yêu con tôi nhất trên trần đời" (không lẻ yêu con hàng xóm nhất rồi đến con mình) .... đại khái là thế .

Có đứa bình thường 3 năm không tắm lông mũi đụng mang tai cũng không màng bứt, ấy mà chốc thành nông dân sớm trưa cày bừa, đi toilet cũng vừa đi vừa cấy lúa . Mấy cái groups mình khôn 3 năm subscribed vô bây giờ không ngừng tấn công mình, nào là cờ đỏ sao vàng bay phất phới, nào là yêu bác võ, chúc sinh nhật bác 100 tuổi cháu yêu bác ạ . Mình ngứa tay (bệnh cố hữu) phát biểu: Tuấn kiệt như sao buổi sớm, bác võ sống dai thế chắc chắn không phải tuấn kiệt rồi . :-( ... thế mà nó removed cái post của mình .

Cái entry này là hậu hoạn của 45 phút ngồi ngáp trên toa tàu . Thông cảm hỉ .

Pensee

Tắm hồ Bít sin

Mùa hè đến ... Bàng bạc trong trí nhớ những gương mặt óng mịn lông tơ - gương mặt tuổi lên 9 . Ngày ấy cả một tỉnh lụy đất rộng mênh mông trãi dài cả ngàn hecta đất chỉ có một cái hồ bơi mà bọn con nít chúng tôi gọi nó là hồ bít sin (piscine) . Những buổi trưa hè của chúng tôi là những con nắng hầm cấu vào da thịt đau rát và những chặng đường bộ dài 3 cây số để đến hồ bít sin .

Đó là một khu đất bỏ hoang từ năm 1975 với những hố đất loang lỗ vì bom đạn . Từ bên ngoài quốc lộ, khu đất trông như một nghĩa trang không có người trông coi, với những cụm đất cao bị cỏ và cây dại phủ kín . Hồ Bít Sin của chúng tôi nằm gần chính giữa, phải chui qua hai vòng hàng rào kẻm gai và những mô đất nhấp nhô mới đến được hồ . Cái hồ nhỏ xíu, khoảng 10 mét vuông và 5 mét sâu, được xây bằng xi măng với một bên thành hồ đã bị mảnh đạn xén đi một khoảnh . Nước mưa lâu năm đọng lại cộng thêm đám rong rêu lâu ngày và cả những viên sỏi nhỏ do những cơn gió mạnh tha lạc về tạo nên một chiều sâu bí ẩn bên cạnh mùi bùn đất đỏ ngay ngáy khó ưa .

Vậy mà suốt một mùa hè dài lũ con nít chúng tôi không ngày nào không có mặt ở đó . Cả đám con nít tụ lại khối lượng chắc chắn lớn hơn khối lượng nước trong hồ . Để giải quyết tình trạng ấy, chúng tôi đánh bàn tay trắng rồi lần lượt đứa thắng được xuống hồ ngâm 1 cái, lội qua lội lại, rồi đi lên, đánh bàn tay trắng tiếp .

Có một đứa có mái tóc đờ mi da trắng được thắng bàn tay trắng . Nó lội xuống trong lúc những tiếng reo hò của những đứa khác đang trong hồ làm át hẳn tiếng trợt chân của nó . Ôi vui quá là vui . Có con nòng nọc nè tụi bay ơi . Cả đám xúm lại dọc nòng nọng, bắt lăn quan, bắt chuồn chuồn cắn rốn ...

Những tiếng cười đó có lẻ sẽ vang mãi nếu như ông mặt trời không xuống thấp và những tiếng còi xe từ quốc lộ không thưa dần để chúng tôi chợt nhận ra ngày đã cạn . Và, có lẻ những tiếng cười đó sẽ tiếp tục vang mãi thành kĩ niệm đẹp trong cuộc đời chúng tôi nếu như ngày hôm đó không lấy mất con nhỏ tóc đờ mi da trắng và không để nó phải ngồi lạnh ngắt qua đêm dưới đáy hồ . Tuổi thơ của tôi ở quê chứng kiến nhiều sự ra đi bất chợt . Sự sống cơ hồ ngắn ngủi . Những khuôn mặt bàng hoàng từ đó theo tôi qua những mùa hè . Trí nhớ cứ cơ hồ rõ, cơ hồ phai ...
Pensee

con

Cũng định ngồi xuống viết về thằng con, nhưng cũng không biết bắt đầu từ đâu . Chẳng phải là không có gì để viết, mà bởi vì chẳng biết cái gì cần viết cái gì không . Về sự phát triển thì hầu như con nít đứa nào cũng vậy, cũng đi qua những giai đoạn trường tự . Những bậc làm cha mẹ lần đầu tiên ít tiếp xúc với những trẻ con khác thường không tránh khỏi thấy con mình là một kì quan tuyệt vời và lạ lùng nhất trên trái đất này . Quả thật, sự phát triển của con nít (hay nói chung là con người) nó vượt trội hơn bất cứ một cơ quan phát triển nào .

Nếu cho tôi đi lại từ đầu con đường học vấn, với sự nhận thức của tôi hôm nay, có lẻ tôi sẽ chọn vào ngành pediatrics/child dev.  Chứng kiến trẻ em từ trong bọc nước, cử động, lớn dần, rồi tự nó bộc phát ra những tính chất của riêng nó mà không một ai khác có được . Sự sống thật nhiệm mầu .

Còn bây giờ, tôi quyết định trao cuộc sống của con cho con . Tôi chẳng biết viết gì về nó ngoài những ước mơ và những món quà tôi có thể tặng nó . Tôi không muốn sống cuộc sống của nó thay nó . Tôi không muốn mỗi ngày dõi theo những sự thay đổi của nó rồi trở nên obsessed bởi nó . Sau một tuổi, tôi đã xem nó như một cậu bé trưởng thành rồi . Tôi tôn trọng sự độc lập, thời khóa biểu, sự yêu/chê của nó . Nó chọn con đường phát triển rất riêng . Ở tư cách là 1 người mẹ tôi ý thức rằng tôi chỉ là một người phụ tá trung thành, chỉ có thể hổ trợ, khuyến khích và chia sẽ vui buồn cùng con trên mọi nẽo đường của cuộc sống . Không hơn, không kém . Có phải tôi độc lập quá không nhỉ . Có thể lắm . Và chính vì thế nuôi dậy con sẽ là một thử thách lớn nhất trong cuộc đời này, đối với tôi, bởi vì nó hoàn toàn nằm ngoài vòng kiểm soát của bản thân mình .

Điều tôi có thể làm hôm nay đó là sống mổi ngày của mình thật trọn vẹn và thật tốt đẹp . Làm những gì mình cần làm và đừng xao lãng để dồn ngày mai, vì ngày mai có thể sẽ không đến . Tôi vẫn luôn luôn chọn một không gian yên lặng để nhìn lại chính mình và tìm hiểu chính mình . Ba mươi lăm tuổi liệu đã hiểu được phần nào cuộc sống này chưa, ý nghĩa chính của cuộc đời này là gì, mình là ai, mình muốn gì ? Tôi phát hiện cuộc đời con người không phải là những thăng trầm, lên đồi hoặc xuống đồi, mà là những vòng xoáy . Mình quay hết vòng xoáy này, sẽ nhập vào những vòng xoáy kế tiếp ... Kĩ thuật tồn tại trong những vòng xoáy là ép sát vào nó và thả lỏng, đó chính là sống thật với chính mình và đừng sợ sệt . Vì khi mình sợ sệt, vòng xoáy sẽ làm chủ .

Pensee

chợ búa

Mấy tháng nay hầu như cách một ngày là tôi ghé chợ . Nhiều lúc cũng muốn dùng thời gian khôn ngoan bằng cách mua nguyên xe dự trữ cho nguyên tuần, thế nhưng rồi cứ lại phải dọn tủ lạnh bỏ thực phẩm quá hạn không dùng, và lại cứ ghé chợ đều đặn để mua những thứ cho những món bất - chợt - thèm .


Người ta nói 3 trong cái tứ khoái quả không sai . Ăn, ngủ, i.. là những cái tưởng như đơn giản nhất nhưng nếu mình không đặt tâm tư và thời gian dành riêng vào những hoạt động này thì coi như ngày của mình đã mất hết hứng khởi và hy vọng .

Một gia đình nào mà có ông chồng hoặc bà vợ khoái ăn, lúc nào cũng cười hì hì vì ngủ được và cái khoản kia thoải mái thì cái gia đình đó bớt đi nhiều căng thẳng . Tôi nghĩ là vậy . Tôi và ox 2 đứa đều không hão ăn, nhưng cũng thích ngồi vào bàn tán hưu tán vượn, từ chuyện bà A nào đó bị ông C xàm sỡ đòi kiện lên HR, cho đến chuyện con D dọa bỏ chồng mấy thế kĩ mà vẫn chưa thể bỏ được vì 1001 lý do và lý do lớn nhất vẫn nằm trong vòng bí mật ... để chúng tôi hăng say làm trinh thám tọc mạch vào cái đời tư ai cũng biết của người ta .

Trở lại chuyện chợ búa, lúc nhỏ ở quê mỗi buổi sáng tôi hay thích ngồi trước hiên ngắm người đi chợ . Ở Vn vào giấc sáng dường như bất cứ con đường nào cũng rẽ về chợ, đều có những người nông chở những xe rau to kềnh càng, những người giao hàng bóp còi inh ỏi hầu giao vội mớ hàng ở bờ đường bên kia, và ... rất nhiều cô, chị ung dung tay xách chiếc giỏ mây (sau này người ta sài toàn đồ nhựa, bây giờ thì xài túi ni lông) đếm từng bước chân, khua từng viên sỏi để truy cập ra món ăn hợp khẩu vị cho cả gia đình ngày hôm nay .

Ở đô thị cuộc sống vồn vã, người ta lo nấu vội, ăn vội, và đi chợ vội, có chậm rãi thì cũng chỉ để đứng đắn đo về giá tiền . Người ta không có cái thú la cà vào gian bánh ướt bà Tư, hỏi thăm con Chín còn đi buôn hàng Thái Lan nữa không ? Nhắn với qua chị Tám lựa dùm mấy trái khổ qua xanh, bào nhỏ dùm .... Chà cô Năm bửa nay đi bán sao bận đồ đẹp dữ vậy cô Năm ? Cười mỉm chi, ổng bửa nay lên chức, được tăng lương . Có thiệt không ? Bánh bột lọc sao bửa nay cho ít nước mắm vậy chị Bảy ? Hỏng nghe tin gì sao ? 2 chuyến xe đò chở hàng bị lật, hàng hóa đổ hết, tài xế chết tươi ... Mọi hoạt động ngưng một tít tắt ... rồi trở lại bình thường, và người mua quên mất vụ xe đò lật đâu có liên quan gì đến lượng nước mắm bị gia giảm . Thế rồi người ta bàn qua tới vùng chiến sự Afghanistan, rồi quành lại chuyện con K bị thằng xì ke dụ chửa hoang . Chời tội nghiệp ông bà L ăn ở hiền lành, hong biết con tui mai này ra sao, con với cái ...

Chuyện cứ thế ... xa .. gần ... gần ... xa ...

Người nghệ sĩ

Ở trạm [tàu điện] khu Civic có một người nghệ sĩ có thân hình mãnh khãnh, tóc rũ quá vai, hàng ria mép dài khẽ nhễnh nụ cười kèm theo cái nháy mắt khi ai đó đi qua tặng ông một cái cúi đầu nhẹ .

Ngày nào cũng vậy, có lẽ những người khách qua đường sớm nhất cũng sẽ thấy ông ở đó . Chiếc đàn mộc đong đưa bên cạnh chiếc áo bạc phong mầu . Ông thường nhắm mắt ngân nga theo khúc nhạc nào đấy . Có thể là một đoạn classic, có thể là một vũ khúc Tây Ban Nha, hoặc có thể là một đoạn của nhóm The Beatles.

Thỉnh thoảng có một bà cụ đội chiếc mũ rộng vành, tay cầm bó hoa nhỏ đem về từ phiên chợ thôn buổi mai . Bà trân trọng đặt những đồng bạc giấy được xếp ngay ngắn vào lòng chiếc võ đàn bọc lớp nhung đỏ . Lớp vải hẳn còn mới so với những đồng bạc cắc đã nằm đấy từ bao giờ . Có lẻ tiếng nhạc mộc là một trong những kĩ vật ít ỏi giữa thành phố cao tốc này có thể đưa cụ bà về thuở còn đôi mươi - cái thủa thành phố còn mang màu gạch cam và những giàn hoa leo chậm .

Từ căn hộ tầng năm ở tòa nhà phía trái vẫn liên tục phát ra tiếng nhạc cổ Trung Hoa . Tiếng dây cáp kẻo kẹt, tiếng taxi thắng gấp, tiếng sương mai nhỏ giọt trên những chiếc cầu thang vòng xoáy treo, tất cả giao hưởng theo khúc nhạc ngày chừng như đã được mở đầu từ chiếc guitar mộc của người nghệ sĩ .

Những người qua đường chìm đắm trong những bản nhạc được phối hợp đầy đủ tính chất âm thanh qua những chiếc headsets nhỏ sẽ mất đi cơ hội nghe được nhịp trôi của thành phố, sự đổi thay của thời gian, và hơi thở của ngày ... Để một lúc nào đó, dừng lại, cầm bó hoa trên tay, luyến tiếc về một thời xưa cũ . Ở một thành đô, có tiếng guitar mộc ... buông chơi vơi ...

Pensee

Tháng Năm mùa hoa

Lần đó bố chở tôi đi dự thánh lễ ở nhà thờ chánh tòa . Nhà thờ lớn lắm . Vĩ đại hơn kí ức của một đứa bé tám tuổi có thể chứa đựng . Khi kiệu hoa đức mẹ uy nghi đi qua, theo sau là những đội hoa gồm những cô cậu thiếu niên với khuôn mặt thánh khiết như thiên thần tay ôm rổ hoa tung lên không gian từng cánh màu bươm bướm . Họ kiêu hãnh đi qua . Tôi rụt rè nép bên người bố . Bàn tay tôi lúc ấy chợt thăn lại . Bàn tay bố đang nắm lấy tay tôi, bóp nhẹ .

Trên đường về, hai bố con im lặng . Không gian chiều mùa hè như trầm mặc thêm trong tiếng ỉ ôi của côn trùng . Bố chợt bóp nhẹ tay tôi lần nữa:

- Năm sau bố sẽ xin cho con dâng hoa ở đội nhà thờ chánh tòa nhé!

Giọng bố trịnh trọng cắt ngang dòng suy nghĩ mà dường như lúc nào ông cũng có thể đọc được ngay cả khi nó chưa được phát họa để hiện thân thành một ước mơ . Thế rồi những mùa hoa tháng Năm đi qua . Tôi trở thành thiếu nữ . Hẹn hò người con trai đầu tiên . Một buổi sáng nắm tay người con trai đi qua con dốc nhỏ có căn tiệm bán đồ cỗ, tôi dừng lại ngó chiếc hộp nhạc sờn màu được trưng bày trong khung kính . Chiều đến, người ấy dặn tôi đứng ở ngã tư chờ, thế rồi trong cơn mưa lất phất quyện theo những giọt nắng bay, người thở hổn hển cùng mái tóc mênh mang màu rong biển, lao đi rồi lao về trước mặt tôi với một chiếc hộp nhỏ . Mới hơn chiếc hồi sáng . Đẹp hơn ... Để rồi tôi thành bạn gái của người . Một chút gì đó yên tâm . Một chút gì đó an toàn . Như cánh tay bố bóp nhẹ tay tôi .

Mùa hoa lại đi qua . Tôi phiêu lưu theo dòng sông có những những cuộc chia ly . Dòng sông làm tôi mạnh mẽ . Tôi nghĩ rằng đã đến lúc tôi không cần bố nữa và rồi tôi tách xa hình ảnh bố . Cho đến khi dòng sông gặp một chân trời .

Bố nói:

- Bố không cần biết . Nó phải theo đạo và nó phải về đây gặp bố . Rồi tính .

Tôi nhún vai:

- Thôi . Không lấy chồng nữa .

Bố im lặng . Dường như ông chưa dự đoán được sự nổi loạn đã tích lũy trong tôi chỉ chờ dịp để chực trào . Sự nỗi loạn đơn thuần của một đứa bé .

Thế rồi người con trai ở chân trời ấy nói với tôi rằng:

- Tôi muốn đi gặp bố, tôi muốn đi học giáo lý theo đạo .

Tôi nhíu mày:

- Tại sao ?

- Tại vì ... I will do anything to make you happy .

Vậy thôi . Bố đã thắng . Tôi nghĩ .

Sau một cuối tuần 14 tiếng bay đi về gặp bố, người con trai trầm ngâm:

- Your dad is very deep and very thoughtful .

Thế rồi, ngày cưới diễn ra bình thường như những sự bình thường vốn dĩ khác . Hai ông bố ngồi cạnh nhau . Cụng ly . To nhỏ .

- T, con nhớ đưa gia đình đi nhà thờ ngày Chủ Nhật .

Đấy là lời ông bố, không tin vào tôn giáo, căn dặn đứa con trai đầu sau mỗi cuộc nói chuyện .

Tôi không còn muốn đi nhà thờ .    Bố biết điều đó .    Ông chấp nhận điều đó .    Bởi, nó có hề xê dịch quỹ đạo cuộc sống bao giờ đâu .     Những mùa hoa đến, mùa hoa đi ... Bố vẫn ở bên tôi với cái bóp tay dịu dàng, kiên định .

Pensee

năm mười

Chiều qua, lang thang trong xóm, có tiếng trẻ nô đùa thế này:

Mười .. chín ... tám .. bảy ... sáu ... năm ....

Thế rồi cả lũ ù té chạy với chùm tiếng cười vỡ trong không gian .

Tuổi thơ ở VN, đặc biệt tuổi thơ ở quê, tôi cũng đã hân hạnh bước qua những chuyến tàu "mười lăm, hai mươi" ấy . Trò chơi thế này:

Tù xì . Nhiều bàn tay trắng thì bàn tay đen ở lại . tù xì tiếp . Cái búa thắng, cái kéo thua . Còn lại một khuôn mặt méo xẹo . Úp mặt vô tường .

Năm, mười, mười lăm, hai mươi ....

ăn gian

năm lăm, chín mươi ... Mộtttt trăm .

Không gian im như trưa vắng . Tiếng cười khúc khích cố nén trong cuống họng . Tiếng ho phùng mang không dám vỡ . Tiếng nhúc nhích ở góc . Bụi rậm kia, lòi ra cái chân . Những giọt nắng nhảy đùa trên những ánh mắt trong veo như bong bóng xà bông . Con mắt láo liên hạt nhãn . Con mắt kiếm ... tìm ...

xí ... xí ... xí . Những cái đầu đen lố nhố chui ra . Xí mê bắt được thằng tèo . Khoan . Xí mê tao mắc đi đái . Không được . Ăn gian . Tao thề . Dám "tổ cha đứa nào" không ? Gãi đầu . Ừ thì . Tao bị .

Năm mười mười lăm hai mươi

Cuộc chơi sẽ không bao giờ kết thúc cho đến khi mẹ gọi: "Còi ơi, cu ơi, đen ơi ... về tắm rửa ăn cơm con!" ...
Giọng mẹ ở cuối ngày dịu dàng như bà tiên .

Có con chuồn chuồn bay ngang, tiện tay bắt nó về cột đuôi tắm chung . Tuổi thơ không biết đau . Tuổi thơ chỉ biết thề thốt . Thề đó rồi quên đó . Bo bo xì sau mỗi trò chơi để rồi địch ta thành chiến hửu chọi bọn nó .

Tháng sáu . Mùa hè còn thênh thang quá . Phượng đỏ gay quá . Nóng quá . Ngoại ơi, vá dùm con cái đít quần vừa bị hàng rào nhà thằng Tí quẹt rách . Cha mày, chùm ruột nhà có, qua bển hái trộm chi cho chó rượt ? Lẩm bẩm: Ngoại không biết thôi . Ăn trộm chùm ruột chung với tụi nó vui lắm .

Tụi nó giờ đã lớn . Thoắt cái đã 20 năm . Ôi, tuổi thơ .

Cho một ngày đầu tháng 6.

Pensee

Danh dự

Lúc nãy vô tiệm bánh mua cái bánh ngọt ly cà phê . Có bà ăn mày kia ghé vào xin ly nước lạnh . Chị chủ quán lắc đầu xua "thôi thôi không cho nữa ... cho bà cả chục lần 1 ngày cũng thế thôi ." Bà ăn mày này đáo để, "Ơ, cô không cho tôi xin, thế thì ... cho tôi mượn 1 đồng 25 xu đi ... mai tôi trả " Chị chủ quán, "đã bảo là không ... sao bà dai thế . " "Thật, tôi hứa . Nhất định mai trả .   lời hứa danh dự này"

Chị chủ quán lắc đầu phân bua với 1 hàng dài khách, "nhây lắm ... bà ấy làm gì có danh dự ." hàng dài khách, "vâng . quả thật tệ"

Tại sao người ta không thể tự cho mình danh dự, dù chỉ 1 mili tíc tắc thôi, nhỉ! Dẫu gì, cái mili tíc tắc thành khẩn, trong cái con người chẳng có lý do gì để dối trá đó, cũng đáng giá 1 danh dự . Có lắm người có dư đầy danh dự, nhưng đã có 1 giây thành thật ?
Penseee

Nhất trên đời ...

Heheheh ... Tôi add mình vô mấy cái groups của mấy đứa trong nước để lâu lâu tụi nó post hình VN coi cho đở buồn . Bửa nay sinh nhật bác . Mẹ ui, nó post hình bác liên tục . Rồi tinh thần yêu bác cứ thế nồng nàn dâng cao . Tụi nó vô bỏ comments thế này: "Cháu kính yêu bác NHẤT trên đời" .... "bác vĩ đại nhất trên đời" "bác ơi, cháu mơ được gặp bác!" "bác sống mãi trong lòng cháu" ... LOL.

Tui sinh ra thằng con, nuôi nó bao nhiêu ngày tháng, mà 1 ngày đẹp trời nó cao hứng tuyên ngôn những chữ Nhất Trên Đời đó với 1 kẻ không mang nặng đẻ đau, không sinh ra nó, không chăm bẳm nó từng miếng ăn thức uống giấc ngủ canh thâu, mà lại đi kính yêu một bóng ma không liên quan gì đến ông tía 3 đời nhà tui, chắc tui rầu héo ruột .

Đường còn xa ...

Lúc nãy trên tàu điện, mình đang lụ khụ gục đầu ghì cơn ho, lúc ngước lên, một hình ảnh đẹp đập ngay vào mắt .

Một cánh hoa tím nhỏ cài trên mái tóc vàng hoe buông lơi . Một túi vải thô . Một cây đàn guitar . Hai bàn tay đan xen vào nhau thật chặt . Cổ tay lớn hơn đeo chuôi sợi kết da thú . Cổ tay nhỏ hơn đeo chuôi sợi vải . Họ đứng ghì sát vào nhau . Phía sau lưng là khung cửa kính phô bày cánh đồi cỏ xanh dài bất tận của vùng thung lũng Castro Valley đang chậm rãi lướt qua .

Chợt nhiên mình nhớ tới cái hình ảnh trong một bài hát xưa cũ:

Một cành hoa em cài mái tóc
Anh đưa em qua quãng đường dài
Về thành đô anh may áo cưới
Ta thương nhau xây dựng ngày mai .

Chỉ thế thôi . Cảm xúc ngưng đọng .

Mình đi làm 1 ly cà phê ... đễ chiêm niệm tiếp vị ngọt của cuộc sống ... Đễ hướng về vùng tương lai ... Tương lai của qua khứ, tương lai của hiện tại, và tương lai của tương lai ... Đường . Còn . Xa .

Pensee

Nhàn

Thấy tui suốt ngày rà rà trên FB hết nghe nhạc, đọc thơ, xem ảnh; đã vậy, vừa thưởng thức vừa nhấn nốt share nữa, thành ra chị tui hỏi sao mày rảnh thế ?
Ừ, ngồi nghĩ lại, sao mình rảnh thế nhỉ ? Hình như trời có xập xuống người ta vác chân lên cổ chạy (câu này nghe hay hay mặc dù nó không make sense) thì tui cũng cảm thấy mình rảnh, và cần được rảnh ...

Bỏ qua mấy vụ học hành trường lớp, hồi đó tui học hành cũng chẳng xuất sắc gì nên chuyện lúc nào người ta cũng thấy tui tay đút túi quần tà tà đi trong campus và rảnh rang hơn người là chuyện thường tình ở huyện . Lúc mới lên college, tui làm waiting cho mấy nhà hàng trong vùng, có thằng bạn kia hễ tui làm ở đâu là nó xin theo đó . Thấy tui cứ cà tàn cà tàn bưng khay sashimi ra, rồi trở vô rót trà ... nhà hàng chật kín tui cũng tưng tưng nhẫn nha bước, nó đứng trong vừa gói sushi vừa lắc đầu, "có cái gì có thể làm A chạy lẹ hơn được hong ? Hình như trời xụp tui cũng thấy A vừa đi vừa relax" Ấy thế mà cuối ngày đếm tiền tips thì tiền của tui nhiều hơn của mấy cô chạy lẹ hơn tui . Chắc tại tui đi ra đi vô rảnh rỗi hay đâm trà cho khách .

Một năm nay có thêm một thằng con ở trên trời rớt vô đời tui, ấy vậy mà người ngoài nhìn vô vẫn thấy tui cực kì rảnh rang . Cuối tuần ngủ nướng đến 11 giờ . Sau đó làm công chuyện lặt vặt, mua thức ăn chia ra bỏ sẳn tủ lạnh, nấu đồ ăn cho thằng con, mà nó kén ăn thành thử phải làm thịt/cá thơm phứt như cho người lớn rồi sau đó trộn chung rau quả, rồi chia ra từng phần bỏ ngăn đá cho nó ăn 1 tuần . Nước trái cây cũng làm tươi cho nó uống . giặt giũ, lau sàn nhà sạch cho nó bò . Sau đó là nguyên buổi chiều thứ Bảy và ngày Chủ Nhật cả gia đình đi chơi dạo phố hoặc đi thăm ai đó, hoặc hẹn ai đó đi ăn ...

10 năm làm cho hãng cũ, thời khóa biểu của tui là 11-11:30AM tà tà vô làm, 4 giờ chiều ra . Bây giờ 9PM tui ôm thằng con, tui ngủ trước, nó bắt chước ngủ theo . Nữa đêm ba nó cho uống sửa 1 lần khoảng 3 giờ . Sáu giờ sáng nó chép miệng chụt chụt là thức tui dậy cho nó uống tiếp, rồi sau đó đánh răng trang hoàng bản thân, rồi rửa 1 mớ bình sửa, rồi ra vườn tưới nước những cây bên hông nhà . 7:12 là tui có mặt trạm tàu điện . Dạo này department thiếu người, nên tui xung phong vô sớm 8-8:30am có mặt đễ lỡ có vấn đề gì . Tôi không ngờ bây giờ tôi có thể thích nghi với thời khóa biểu mới 1 cách dễ dàng đến vậy .

Ông DBA cũ chắc là bỏ của chạy lấy người, nên khi tui vô thì công việc chồng chất . Developers tìm tôi, qa tìm tôi, business anlys tìm tôi, financial anyls tìm tôi, ... Nói chung là everything was broken. Tuần đầu tiên ngồi 1 chổ, từ từ đục khoét cỡi mở những mớ bòng bong . Ngày đầu tiên 8pm tối mới mò về đến nhà . Ox kêu sao mà cực quá thôi nghĩ đi . Chị nanny nói em đừng làm nhiều quá người ta lợi dụng abuse sức mình . Câu nói đó làm tui chợt re-evaluate tinh thần của chị . Tui giống dân bỏ cuộc sao ? Ngày thứ 2 vực dậy được cái oracle clustered database đã bị fallen apart và đã khiến company mất 1 mớ revenue trong những tuần trước đó . Ngày thứ 3 tìm ra thủ phạm là cái thằng jdbc driver đã khiến cái jboss application treo lủng lẳng . Connection fails= revenue losses. Ngày thứ 4 viết mấy cái triggers để handle 1 số corrupted data trong sqlserver 2000 khiến hệ thống billing/invoice bị crashed. Phải viết bằng pl/sql xong rồi translate qua T-sql bị vì nào giờ tui có support sqlserver đâu mà rành T-sql syntax. Ngày thứ 5 bắt tay vào redesign lại 1 loạt database objects và tune cái application cho nó không ảnh hưởng performance . Review 1 loạt codes và đưa ra ý kiến thay đổi . Ngày thứ 6 ... thứ 7 .. Những ngày sau đó cũng tiếp nối đi vào lịch sử để có được hoàn cảnh nhàn cư như bây giờ ... Hôm qua ông CTO nói với tôi 1 câu mà tui thấy vô cùng mát lòng . Thử thách ban đầu đã qua đi, và nhìn lại tui thấy mình vô cùng tự hào . Được mọi người nễ cũng làm mình tự hào nữa (who isnt?)

Nói chung là mọi người nhìn thấy tui nhàn rỗi ngồi cà kê dê ngỗng, và tôi cũng thấy tôi còn nhiều thời gian rảnh để surf web, đọc gossip, coi phim bộ, đọc thơ nghe nhạc ... không hiểu tại sao tôi rảnh hơn người ta .

giấc mơ cũ...

Dạo này đã thành thông lệ . Bước khỏi tàu điện là ghé starbucks xếp hàng mua ly cà phê sửa . Thành phố còn đậm sương mai . Nền đường còn sạch toáng . Không khí SF lạnh lạnh, không ngay ngáy mùi biển như ở Nha Trang, nhưng cũng không khô thoáng và trong lành như ở Pleasanton. Bước bên cạnh những người kéo vali hoặc xách tay vội vã . Tôi đi chậm lại . Đi sát bên đường để nhường họ qua mặt . Tôi thích đi bộ trên những con đường sớm mai như thế này . Bước qua con hẻm nhỏ bất chợt có một vài cánh hoa rơi từ ban công căn hộ trên cao cũng làm cho lòng mình lao xao . Cảm giác nữa như ở SG, nữa như ở BM. Ồn ào vội vã như SG, và lành lạnh như BM.
Ngày nào cũng đi ngang qua cái siêu thị bán Art supplies đang được tân trang với hàng băng rôn sẽ mở cửa vào Hè 2010 . Đứng lại 1 chút . Nhìn . Cảm giác giống như 1 đứa trẻ đứng trước món quà đêm giáng sinh, cứ đếm từng phút thời gian mong trời sáng có thể mở quà . Hè sắp tới rồi . Nhìn qua lớp cửa kính mường tượng tới những giờ trưa, những phút giải lao sẽ có bóng dáng của tôi lướt qua từng dãy dụng cụ thiết bị nghệ thuật ấy . Thế giới ấy còn nhiều điều để tôi khám phá .

Giấc mơ của nguyên vẹn 30 năm chợt hình thành rõ nét trong đầu . Phải, tôi ước mơ được ngồi lặng yên chỉ để vẽ tranh thôi . Ước mơ nhỏ nhoi đó mà theo đuổi tôi cả đời . Hồi nhỏ tôi vẽ đẹp lắm . Ai cũng khen tôi như thế, và tôi biết là họ không xạo . Duy chỉ có bố tôi là hoàn toàn không tán thành về những bức vẽ của tôi . Ông thật mâu thuẫn khi chính ông là người rất yêu ngành kiến trúc . Ông đam mê cã ngày lẫn đêm ngồi vẽ sơ đồ xây dựng , và ông đã từng có nguyên 1 cửa hàng cung cấp thiết bị xây dựng . Thế mà ông lại dập tắt đi ngọn lửa đam mê của tôi . Hễ thấy tôi vẽ ở đâu là ông xé, bỏ . Ông thường xuyên kiểm tra vở của tôi từng trang một xem tôi có vẽ bậy ra đó không . Tôi có cảm tưởng rằng ông không cấm vì sợ lãng phí giấy - mặc dù đó là lí do ông nêu ra - mà nguyên nhân chính là muốn dập tắt đi ước mơ khi nó còn chưa được hình thành . Hình như đối với ông chỉ có người khiếm khuyết, như là anh họ tôi, bị liệt 2 đôi chân, mới nên trở thành họa sĩ . Tôi lớn lên với nỗi ám ảnh rằng vẽ tranh là 1 việc làm không đúng, giống như là ăn vụng, hoặc trộm cắp . Tôi không ngờ cái ám ảnh đó nó theo tôi dài như thế .

Lúc đến trại tị nạn, ban điều hành trại tổ chức cuộc thi vẽ . Ở trong Âu Cơ tôi được các thầy cô cố vấn ủng hộ màu và giấy, thế là tôi tham gia với 2 bức tranh màu nước . Kết quả là cả 2 bức đoạt giải nhì . Giải nhất là bức tranh của anh kia với kĩ thuật rất pro và đẹp . Tôi cũng không ngờ tranh của tôi đoạt giải nhì vì tôi chưa từng qua 1 khóa vẽ nào . Các thầy cô nhận xét rằng vì tranh của tôi mang nhiều ý tưởng . Vẽ tranh đôi khi không cần kĩ thuật, mà quan trọng là ý tưởng . Tôi còn nhớ thầy H nói với tôi như thế . Tôi còn nhớ giải nhì mỗi giải được $5 đồng Mã Lai và gói quà gồm truyện tranh, tập và viết . Cái lần đó là kĩ niệm vô cùng sâu sắc đối với tôi . Tôi nhớ như in cái cảm giác được ngồi tự do vẽ, được thầy cô ủng hộ, cho những lời nhận xét khi xem tranh, được những tiếng khen thán phục từ bạn bè đồng lứa ở AC. Cái trãi nghiệm đó như là cái mà người ta gọi là "3 phút nỗi tiếng" bất chợt rồi tắt mà tôi nhớ mãi .

Thế rồi, tôi bước chân vào đời mang theo những câu nói của bố tôi "Vẽ vời thì lấy gì mà ăn ." Nó thành cái nỗi ám ảnh sâu đậm trong tiềm thức . Tôi có đủ lý do để hờn và trách bố tôi . Nhưng, hơn cái gì hết, tôi biết sự hờn trách đó rồi sẽ tìm đường quay ngược và chỉa vào chính tôi, vào chính sự nhu nhược và thiếu tự tin của mình . Có thể đam mê mình không đủ lớn để vượt qua nỗi ám ảnh . Có thể bấy lâu nay nỗi ám ảnh đó chỉ là 1 lý do ngụy biện, 1 cái cớ để tôi không phải vươn mình vượt qua chính mình, vượt qua những đường ranh giới tiện nghi . Có thể tôi đã chạy trốn đam mê của chính mình ? Có thể lắm ... hiểu được chính mình không phải là chuyện dễ ... ba mươi mấy năm mà tôi vẫn còn chưa hiểu hết được .

Pensee

bảy ngày đợi mong ...

Thoạt nghe cái bài này nó lãng mạn, nhưng nếu đặt tâm trạng mình vào đó thì nó trở nên dài lê thê và đầy căng thẳng nhé . Mình chưa bao giờ đợi ai tới 2 ngày, nói gì 7 ngày . Có thể vì ngày xưa không có thông tin cập nhật thành thử có những mối tình vô vọng, một chiều và trở thành những biểu tượng của thủy chung, của những bóng dáng vọng phu, thiếu nữ chờ chồng . Nói chung yêu nhau chờ đợi nhau đó là lẽ phải tự nhiên của con tim, và ở mọi thời đại tình yêu nào cũng có màu sắc giông giống nhau như thế . Thế nhưng thử bỏ 7 ngày nhân 24 tiếng đầu óc vào cái người mình chờ đợi, rồi phán đoán, nó đang làm gì ? Đi với ai ? Có chung thủy với mình ? Một tỷ lẻ một cái phán đoán rồi sau đó là một trăm ngàn lẻ một cái kết luận ....
Trường hợp người yêu mình nó bớt đẹp trai đẹp gái (xấu và vô duyên chẳng ai thèm cua) hoặc nó ngồi trong tù không chung vách với người đẹp nào khác thì đoạt quán quân người tình thủy chung là chuyện dễ như ăn đậu mễ . Thế nhưng người yêu mình nó thiếu tiêu chuẩn bỏ không chẳng ai muốn cua thì mình cũng chẳng lo nên cũng chẳng nhớ . Và, mặt khác, nếu mình cũng lôi thôi chẳng có ai khác cua, thì chuyện chung thủy với hắn, với ả, cũng lại là chuyện đơn giản như ăn cà rem . Nhưng, chung quanh mình lại có cô A anh B nàng C cũng cực kì đáng yêu không kém cạnh gì người yêu mình, và lại cũng có triễn vọng yêu mình hơn cái người khuất mặt chết toi kia thì tội tình gì chứ nhỉ ?

Viết đến đây, mình cực kì thông cảm với những kẻ bội tình .

Mời mọi người thưởng thức 7 ngày đợi mong của TTT do TT trình bày ...
http://nghenhac.info/Nhac-tre/69434/Bay-ngay-doi-mong-Thanh-Thao.html

trễ

Sáng sớm, lo tưới mấy cây kiểng . Xong . Chạy 1 mạch ra trạm . Nhìn đồng hồ, còn 3 phút tàu chạy . Bảo mình nhanh, nhanh nữa, không trễ . 3 phút, 180 giây, từ đây vào trạm khoảng 60 bước ... mỗi bước sẽ được 3 giây ... nhanh ... nhanh .... bước được 5 bước thấy ông mập đàng trước bước nhẫn nha có đến 30 giây 1 bước ... Ông đi chắn lối mình .
- Excuse me Sir! Would you please let me pass?

Không nghe . Vẫn 30 giây 1 bước . bước .

Hmmm.... Gây cấn đây . Làm cách nào cho ông ta giang qua 1 bên nhỉ ?

- Excuse me Sir! Đụng đụng tay ông .

Vẫn không nghe, nhẫn nha ... chậm hơn .

Thế, người không nhường mình thì mình nhường người . Thôi đành đi chậm thêm 1 chút và được 15 phút sớm cho chuyến tàu sau . Cuộc sống có những chuyện khôi hài như vậy . Mình vội vàng thành 1 thói quen . Cha mẹ vội vàng cho con vào trường sớm cho đúng tuổi . Vội vàng học đêm học ngày đễ đạt một mức độ chuyên môn nào đó . Vội vàng sống, kiếm tiền, ki bo, hoặc tiêu sài, để rồi vội vàng già nua trước tuổi . Người ta cứ cho rằng chậm 1 phút là trễ mất 1 cơ hội, mà cơ hội thì ngàn năm 1 thuở . Trong khi đó, cơ hội được nhàn rỗi thảnh thơi (là cái cùng đích của cơ hội) thì diễn ra mỗi tíc tắc nhưng chúng ta lại bước vụt qua cho nhanh .

Pensee

Nghệ thuật chữi lộn

Hôm qua, 2 thằng đồng nghiệp đứng ngay sau lưng tôi chửi nhau lớn tiếng .


Thằng A (Người Anh, đồng tính, hơi nóng tính, và đặc biệt lý luận hơn người)

Thằng B (Người Úc, mũm mỉm xinh sắn như 1 cậu bé đồng quê)



A: Tao muốn mày phải áp dụng cái phương thức này .

B: không được, rất nguy hiểm, và rất tốn kém .

A: Tình trạng hiện tại cũng đang nguy hiểm .

B: và ... rất tốn kém .

A: Nếu phải trình lên lão CEO hay gì đó thì mày hãy làm đi. Nhưng nhất định phải áp áp dụng cái này .

B: Tao đã nói rồi, rất nguy hiểm và tốn kém ....

A: [la to] ksdfjskfjksdfjdkjfskj

B: [xuống giọng] tao không thích ai chữi vào mặt tao .

A: Vậy thì mày nên biết làm sao để tao không phải chữi vào mặt mày .

B: Mày có nghe tao nói không ? Bao nhiêu lần rồi ? Không được . Chấm . Hết .

A: Mày có nghe tao nói không ? Bao nhiêu lần tao giải thích tình trạng nguy cập hiện nay ? ....

....

Ông đi qua, bà đi lại . Cười .



Ấy, thế mà sáng hôm nay vô 2 thằng đang lại uống cà phê và cười nói vui vẽ .



pensee

04.16.2010

Hôm nay vô đọc bài tùy bút của các chị bổng làm tôi nhớ lại tuổi thơ . 2/3 tuổi thơ của tôi bao gồm kĩ niệm buồn . Hình như tôi chỉ nhớ và mang theo có 1/5 những gì đẹp nhất của tuổi thơ - nhờ đó cuộc đời tôi luôn mang sắc hồng - như bạn thấy đó .




Tôi có thể nói rằng, tất cả những gì mà các bật cha mẹ lo sợ nhất đối với con họ, tôi cũng đã nếm mùi qua . Bị bullied ở tình trạng xấu nhất, lúc ở VN và lúc ở trại tị nạn, có thời gian tôi bị khủng hoảng thần kinh và sợ đi học, sợ đi qua những con đường, và sợ trông thấy 1 bóng quen hoặc giọng nói quen .... Tất cả tôi đã tập tự mình giải quyết hết . Chúng ta thường có nhiều lựa chọn để sống . Trong những lựa chọn đó là: trãi nghiệm, tha thứ, dứt khoát với quá khứ, hướng về tương lai . Chúng ta sẽ chẳng có thời gian để: lo sợ những gì chưa tới, buồn phiền những gì đã qua, và tránh né những gì chúng ta đang chạm trán .



Đọc thêm tùy bút của chị ND, hiểu thêm về những suy nghĩ, trãi nghiệm, xúc cảm của một thế hệ đã đến trước tôi 35 năm . Tôi hoàn toàn mù tịt về biến cố 75, về những gì xãy ra trước đó . Hay nói đúng hơn là tôi cũng không quan tâm . Tôi ngán ngẩm cái gì liên quan đến chính trị . Tôi càng ngán hơn khi ngồi nghe ai đó kể khổ hoặc than vãn về số phận . Chuyện người nhục mạ người cũng không nằm trong danh sách những gì tôi quan tâm . Tôi chỉ hứng thú duy nhất vào những mảng sáng mang màu nhân bản . Khi tôi đọc về một thân phận nào đó, tôi hiểu, tôi mong tôi hiểu, và tôi tập thông cảm - không nhất thiết là đặt trong trường hợp họ tôi cũng sẽ giải quyết giống như họ .



Điều gì liên quan đến tình yêu và hy vọng đều là những điều tốt đẹp và chẳng hề nhàm chán . Có sống, có trãi nghiệm thì mới thấy mình cần phải tha thứ và lạc quan .



Tôi cảm thấy rằng cuộc sống của mỗi người là một căn phòng có rất nhiều cửa sổ . Có người dùng rèm để che nó lại . Có người chọn mở toang mọi cánh cửa để ánh sáng lùa vào . Có người chọn cánh cửa hướng ra bờ sông để hồn họ mênh mang hy vọng . Có người chọn cánh cửa hướng ra con hẻm nhỏ, nơi có những tiếng chửi thề và những đàn ruồi bay qua lại . Có người sợ tất cả những gì bên ngoài, và khép hồn họ lại .



Pensee

04.02.2010

Hôm nay thành phố chìm trong cơn mưa phùn . Kéo áo cao cổ, mình băng qua con hẻm nhỏ tới Westfield ăn trưa . Không khí ở đây lúc nào cũng tưng bừng người ra người vào . Các gian hàng với các mặt hàng trình bầy cứ đập vào mắt . Khêu gợi . Lần nào cũng thế mình đi thẳng một mạch tới food court . Món Korean cổ phần lớn, món Thai hấp dẫn, món Nhật gọn gàng, món sandwich giòn thơm . Cứ như vậy mình làm bằng đó món theo rotation . Ăn xong ghé quầy Beard's papa mua hai hộp cheese sticks, 1 cho chị nanny, 1 cho ob thằng Hoàng .




Cái vườn bắt đầu hiện ra cái hình dạng mà mình mong muốn rồi . Cần thêm 75% sửa chửa và thiết kế nữa . hì ... Đang tìm cây liễu rũ . Mình hình dung sau khi trồng hàng liễu rũ bên hông nhà sẽ giống y căn nhà ngày xưa của bố . Phải nhỉ! Bây giờ mới nhận ra cái layout và kiến trúc ngôi nhà này y chang ngôi nhà của bố ngày xưa, chỉ có điều mặt trước nhà bố hướng về phương bắc, cùng hướng với vườn sau nhà mình . Thảo nào lúc đi coi nhà bước vào cửa là mình ưng ngay . Ngôi nhà xưa bố trồng 1 hàng liễu dọc theo hàng cửa sổ bên hông nhà . Mỗi hoàng hôn, nắng chiều đổ qua rạng liểu y như trong thơ . Đến khi bố trồng thêm 1 hàng nữa bên lối đi dọc theo sân trước, thì cũng là lúc mấy chị em đi vượt biên hết . Ngôi nhà đó rất đẹp và quanh năm gió nhẹ lùa vào rất mát mẻ . Kiểu nhà đó do bố thiết kế đầu tiên khi vừa dọn về khu này . Sau này thì mọi nhà xây lên đều theo cùng thiết kế ấy . Các phòng được ngăn 1 bên, 1 bên là phòng khách, phòng gia đình, rồi đến bếp . Nói chung là kiến trúc y hệt ngôi nhà mình bây giờ, ngoại trừ có thêm cái hiên trước có chiếc ghế bành để bố ngồi đọc sách hoặc ngắm núi, bên trên là cái balcony để mấy anh người làm ngồi đàn hát và để bọn mình nằm ngắm sao khuya . Những đêm mùa hạ trời gần đến nỗi mình tưởng có thể đưa tay ra hái được những vì sao . Ngôi nhà đó chứa thật nhiều kí ức thật đẹp mà bây giờ mình cũng muốn tặng lại những trãi nghiệm đó cho thằng Hoàng .



Mồi sáng chị nanny dậy sớm ngồi uống cà phê . Chị nói rằng con đường và quang cảnh quanh phố nhà mình cho chị cảm giác như trên đường đi Bảo Lộc - Lâm Đồng . Đúng vậy, hy vọng nó sẽ đẹp mãi như vậy .



Thấm thoát mà mình làm việc chổ này đã đúng 3 tuần rồi . Hôm thứ 3 bên hành chánh ghé qua phát cái paycheck . 10 năm qua mình nhận tiền deposit thẳng hoặc gởi đến nhà . Nay họ đi đến nơi phát khiến mình có cảm giác tếu tếu, giống y như lảnh phiếu gạo cái thời bao cấp ở VN (nghe kể thôi). Hai tháng nữa là mình có thể dùng vacation . Một năm mình được 4 tuần vacation, như vậy mình có 1 tháng dẫn con đi chu du . Mình có cái ước nguyện rằng mỗi năm có thể dẫn con đi 1 vài ba nước, nếm các mon ăn thi vị của cuộc đời . Mình không mong con mình lớn lên sẽ làm cái gì, lè phè không học đại học cũng được luôn . Miễn là mình và nó có được những trãi nghiệm qua những cuộc phiêu lưu, để nó có thể lớn lên biết sống đẹp, sống ý nghĩa, và biết sống tích cực hết mình .



Pensee

Chiếc bóng

Tình cờ đọc cái tin đứa con trai [lỡ tay] bóp cổ bà mẹ chết không khỏi khiến tôi suy nghĩ về anh tôi .

Anh ra đời dưới một ngôi sao rất đẹp . Ông linh mục chấm lá tử vi cho anh phán như thế . Đường trí đạo sâu và đậm cắt ngang giữa hai lòng bàn tay . Nó thông minh lắm . Ông nội tôi phán như thế . Rồi ông đặt cho anh một cái tên sáng ngời để cho cân xứng với vầng trán cao của anh . Mọi người ước đoán rồi đây anh sẽ có ít nhất danh gì đó rạng với núi sông .

Từ nhỏ năm nào anh cũng đoạt bằng khen học sinh giỏi . Bốn năm liền anh đại diện trường đi thi và đoạt giải nhất toán toàn tỉnh . Anh được kết nạp làm đoàn viên . Dạo đó cô giáo phụ trách liên đoàn có ghé nhà tôi vài lần để nói chuyện với bố tôi về việc kết nạp anh vào đảng . Hình như năm đó anh học lớp 9 . Bố tôi không phản đối, cũng không đồng tình . Thế rồi bố chạy chọt làm giấy tờ cho anh đi du học Đông Đức . Gần tới ngày đi, anh về Sài Gòn, thì ông cậu họ kéo anh đi theo xuống tàu vượt biên . Thế là anh đến Mỹ .

Trong họ hàng nhà tôi, mỗi gia đình thường có một đứa xuất sắc nhất để mỗi khi nhắc đến nhà nào thì người ta sẽ chỉ nhắc đến cái đứa xuất sắc nhất để trầm trồ khen ngợi trong các bửa tiệc và để làm chuẩn mực so đo để con cái họ cảm thấy cần phải ganh đua . Anh là cái đứa được nổi tiếng bất đắc dĩ ấy .

Là đứa con trai hiếm hoi trong một gia đình toàn gái, có thể nói mọi kì vọng bố tôi đều dành đổ trọn vào anh . Tuy không nói ra, nhưng những việc bố tôi làm đều bày tỏ những kì vọng ấy . Học hết lớp 11, anh quyết định nghĩ học . Anh dặn mọi người không ai được nói cho bố tôi biết . "Đi học chán lắm . Chẳng thấy hứng thú gì!" 17 tuổi, anh đi làm . Anh sắm xe . Anh sắm TV 60 inches để thay thế cái TV cũ kĩ 20 inches . Anh sắm giàn máy hát với âm thanh tuyệt hảo nhất thời đó . Hai năm sau, tôi tốt nghiệp trung học . Anh nói, "xong trung học thì lên đại học lo học đi, không cần phải đi làm . Anh nuôi!" Tánh anh nói là làm . Anh mua cho tôi 1 chiếc xe, mua luôn bảo hiểm, thay dầu/nhớt theo định kì, đổ xăng ... Ngoài lái xe ra tôi chẳng biết làm gì cả .

Anh mê chụp hình . Mê đến nỗi căn nhà anh có riêng 1 phòng studio để dụng cụ chụp, chưng hình, và 1 phòng tối để rửa hình . Phòng ngủ của anh chất đầy sách báo và tài liệu nhiếp ảnh . Người quen đám cưới, anh chụp hình studio tặng họ . Làm không công . Vậy mà anh tỉ mỉ từng ly từng nét . Ánh sáng, màu sắc, bố cục . Không thể để một lỗi nào . Anh cũng gởi tác phẩm đi dự thi . Cũng đoạt giải . Chẳng để làm gì . Chơi thôi . Có người hỏi, tại sao anh không làm nghề nhiếp ảnh ? Anh cười, "dính vô tiền, chẳng còn hứng"

Thế rồi một ngày tôi bỏ nhà đi xa để tự lập . Bố tôi cũng nghe phong phanh về việc anh bỏ học . Ông không trách móc, nhưng ông bệnh liệt giường . Anh lật đật trở lại thi cái GED lấy bằng trung học, rồi vào đại học . Bố gởi tiền qua nói anh phải đi học, nếu không thì bố gởi tiền qua nuôi . "Qua đến Mỹ không đi học thì thà ở VN làm rẫy với bố ." Giọng nói chua chát của bố nghe mà nhột tận ruột . Anh học thoắt một cái rồi cũng hoàn tất . Những tưởng anh sẽ nhận làm việc cho 1 hãng nào đó, sống 1 đời sống bình thường có vợ sinh con . Nhưng không, anh nói anh không thích hợp đời sống một ngày 9 giờ đến 5 giờ trong chiếc hộp công sở . Cái bằng này anh lấy tặng bố . Anh đăng kí đi quân đội . Bố nghe được tin nhíu đôi mày vốn đã hằn ba đường sâu hoắm . "Bố phải chấp nhận con như thế thôi". Mẹ thở dài an ủi .

Anh tòng quân qua bắc Âu và làm việc 8 năm ở phòng kĩ thuật . Cuối tuần, anh xách cái máy ảnh dạo mòn các ga xe lửa, các thị trấn, tòa lâu đài cổ, chợ rong, ... để ghi lại những bức chân dung đời thường . Thỉnh thoảng, những tấm ảnh xúc tích từ một chân trời nào đó rơi tỏm vào mailbox của những người thân của anh .

Hết hạn lính, anh trở về . Gom số tiền ki cóp, anh mua một mảnh đất làm nông trại chăn gia súc . "nghề này vốn nghiệp cha ông!" Anh đùa . Anh lập hệ thống vi tính hóa nông trại . Ngày ngày ngồi uống cà phê, bấm nút điều khiển . Có thể nói anh là người nông dân VN không phải cầm cuốc, cầm xẻng .

Anh đã thật sự đạp đổ tất cả kì vọng và những chiếc bóng để bước đi trên con đường do chính mình chọn . Cha mẹ VN thường hay vướng phải cái lỗi lầm to lớn là áp đặt cái bóng mình xuống trên con cái . Nhưng, điều đó không đáng tiếc bằng thế hệ con cái không đủ bản lỉnh và tự tin để nói "không" và tự vạch con đường cho riêng mình .

Giờ đây, trong cương vị làm mẹ, có lẻ tôi không lo lắng về việc làm sao để dậy con trai tôi biết vâng lời tôi, mà trái lại, tôi sẽ quan tâm làm sao để con tôi có đủ nghị lực để nói với tôi rằng, "mẹ ơi, mẹ sai rồi ." và đàng sau câu nói ấy sẽ là con đường nó tự biết chọn sẳn cho riêng nó . Cũng như anh tôi .

Pensee